08:10 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bền vững, hiệu quả nghề nuôi tôm trên cát tại miền Trung

Thứ tư - 29/06/2016 21:55
Khu vực ven biển miền Trung gồm có 14 tỉnh thành, trải dài trên 1.800 km bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Nghề nuôi tôm trên cát đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất cát vùng ven biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh trong khu vực.
ảnh Minh họa

ảnh Minh họa

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi tôm trên cát ở các tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2010 - 2014 tăng từ 2.381 ha lên đến 3.018 ha. Sản lượng trong giai đoạn này tăng từ 30.844 tấn lên đến 37.030 tấn. Năng suất nuôi trung bình khoảng 13 - 14 tấn/ha, có nơi cho năng suất cao như Quảng Nam (hơn 20 tấn/ha), Quảng Ngãi (khoảng 17 tấn/ha). Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn: Bình Thuận (28% tổng diện nuôi tôm trên cát của khu vực miền Trung), Ninh Thuận (18%), Phú Yên (16%), Thừa Thiên - Huế (14%). Tuy nhiên, cho đến nay việc phát triển vẫn chưa theo quy hoạch, còn nhiều bất cập đã phát sinh không ít hệ lụy như ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh…

Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh: Nghề nuôi tôm trên cát trong thời gian qua đã vượt qua thời kỳ khó khăn và đang phục hồi, phát triển vì vậy để phát triển bền vững cần: Ưu tiên sớm nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nuôi tôm trên cát cho vùng ven biển miền Trung; Tiếp tục tăng cường việc kiểm soát, kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; tổ chức phòng trừ và khắc phục hậu quả dịch bệnh; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định; Nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao và hoàn thiện các công nghệ về xử lý môi trường; Triển khai thực hiện các mô hình sản xuất thực nghiệm, xây dựng các mô hình nuôi tôm trên cát theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh và chuyển giao công nghệ, nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả cao và an toàn với môi trường…

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259


Hôm nayHôm nay : 44134

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 480182

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73527153