16:14 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ trưởng NNPTNT: Giá lợn hơi tăng cao, dân muốn nuôi to như con bò

Thứ tư - 25/12/2019 23:32
"Thời tiết năm nay cực kì bất thuận, chưa bao giờ mà tháng 5 có hoa sữa; tháng 6 lộc vừng ra hoa; hạn hán ở thượng nguồn Trung Quốc; chưa bao giờ có tới 33 quốc gia bị dịch tả lợn châu Phi; hơn 40 nước bị sâu keo hại lúa… Giá lợn hơi đã trở thành câu chuyện kỹ thuật, chưa bao giờ Bộ NN&PTNT phải tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị đến như vậy", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Sáng 26/12, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai một số giải pháp thúc đẩy sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi tại Hà Nội. 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được kéo giảm tới mức xuống thấp nhất, dịch bệnh đã giảm mạnh từ tháng 6/2019 đến nay. Tính đến ngày 22/12/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm 23 xã, số lợn buộc phải tiêu hủy 29.627 con lợn. Dự báo hết tháng 12/2019, số lợn buộc tiêu hủy là khoảng 40.000 con, giảm 74% so với tháng 11/2019 và giảm 97% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm, buộc phải tiêu hủy hơn 1,27 triệu con lợn).

 

Ngay khi dịch bệnh xảy ra, trước với nguy cơ thiếu thực phẩm, Bộ NNPTNT đã chủ động phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn và thủy sản, do vậy tổng sản lượng các loại thực phẩm trong năm 2019 đã tăng hơn 726.000 tấn so với năm 2018. Trong đó, thịt bò tăng 8,6 ngàn tấn; thịt dê, cừu tăng 4,1 nghìn tấn; thịt gia cầm tăng rất mạnh, 193,6 nghìn tấn; sản lượng trứng ước đạt 13,2 tỷ quả, tăng 90 nghìn tấn; thủy sản 8,20 triệu tấn, tăng 430 nghìn tấn.

Chăn nuôi lợn năm nay gặp nhiều khó khăn, sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018 (bao gồm giảm khoảng 9% do thiệt hại bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và gián tiếp do chưa tái đàn). Hiện nay, theo số liệu của Cục Thú y, tổng đầu lợn còn khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con; các doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực đầu tư giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà, hiện còn khoảng 109.000 con (90%) chưa bị dịch bệnh; do đó cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn lợn.

Nhiều địa phương đã chỉ đạo nuôi tái đàn lợn có kết quả tốt như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai,... Cả nước đã có 860 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh và hàng chục doanh nghiệp chăn nuôi lớn bảo đảm an toàn sinh học.

"Đặc biệt, ngành thịt lợn trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp lớn vào chuỗi sản xuất thịt lợn như Công ty C.P, Masan… Trong đó, Masan đã và đang mở rộng hàng trăm điểm bán thịt lợn mát chất lượng; tình hình thực hiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố đã được triển khai quyết liệt để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết. 

Cũng theo đánh giá của Bộ trưởng Cường, năm nay thời tiết bất thuận. Không năm nào mà tháng 5 có hoa sữa nở, háng 6 lộc vừng ra hoa; hạn hán ở thượng nguồn Trung Quốc; chưa bao giờ có tới 33 quốc gia bị dịch tả lợn châu Phi; hơn 40 nước bị sâu keo hại lúa… Đây là diễn biến thời tiết cực kỳ nguy hiểm. Còn tình hình giá lợn hơi trở thành câu chuyện kỹ thuật: Giá tăng cao đến mức mà có đối tượng dùng vật thể bay làm virus lây lan, dùng thủ đoạn lấy mẫu bệnh, dùng công nghệ thông tin cấy virus vào nơi có sản phẩm, hay loan tin có bệnh để người dân bán đổ bán tháo với giá rẻ...

"Có thời điểm giá lợn hơi tăng cao đến mức có người ôm hàng nghìn con lợn từ vùng này sang vùng khác chờ giá lên cao mới bán, lợn len lỏi qua biên giới Trung Quốc để bán hưởng chênh lệch giá. Giá lợn hơi "nóng" đến mức lợn to 1,2 tạ vẫn chưa muốn xuất chuồng. Nhiều người vẫn muốn nuôi tiếp, muốn nó to bằng con trâu. Nhiều nơi chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh, chuồng trại chưa đảm bảo người dân đã nôn nóng tái đàn bằng mọi giá", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.  

Về việc nhập khẩu thịt lợn, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng thiếu thì hiển nhiên chúng ta phải nhập khẩu. Còn tình hình giá là câu chuyện của thị trường. Thị trường vận hành khách quan theo quy luật kinh tế, cung - cầu. "Nhìn chung trong những năm qua, thành công của ngành nông nghiệp có 4 nguyên nhân: Đó là chủ trương chính sách đúng. Nếu không có chính sách thì sẽ không có Masan, Dabaco, Mavin…  Sự phát triển, trưởng thành nhanh chóng của doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam, đây là điều không phải nước nào cũng có. Thêm nữa là do sự điều hành thị trường và sự đóng góp của truyền thông", Bộ trưởng Cường nói. 

Theo Minh Huệ/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/bo-truong-nnptnt-gia-lon-hoi-tang-cao-dan-muon-nuoi-to-nhu-con-bo-1044673.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chưa bao

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 101


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 623003

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70850318