06:00 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần nâng mức hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện để thu hút người lao động tham gia

Chủ nhật - 22/07/2018 09:49
Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) mới được ban hành đã xác định mục tiêu cải cách để BHXH thực sự là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp. Diện bao phủ BHXH không ngừng được mở rộng cả về số người tham gia và số người thụ hưởng.

Tuy nhiên, qua giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, chính sách BHXH và việc tổ chức, thực hiện còn tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi cấp thiết phải cải cách.

Đó là, theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo, khả năng đến năm 2021, nếu Việt Nam không cải cách chính sách BHXH, quỹ BHXH sẽ có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Trong khi đó, mục tiêu Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị đặt ra, đến năm 2020 phải có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ tham gia BHXH mới đạt khoảng 29%. Như vậy, để đạt được mục tiêu trên rất khó khăn, đòi hỏi phải cải cách chính sách nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp đẩy nhanh diện bao phủ BHXH.

can nang muc ho tro bao hiem xa hoi tu nguyen de thu hut nguoi lao dong tham gia
Người lao động làm thủ tục tại BHXH quận Nam Từ Liêm. Ảnh: P.Thảo

Ông Lợi cho rằng, phải thiết lập lại công thức tính lương hưu. Bởi, mức hưởng lương hưu tối đa của chúng ta hiện là 75% - quá cao so với mức hưởng lương hưu tối đa của các nước trên thế giới. Hiện đa phần các nước trên thế giới đều áp dụng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa ở mức 60%.

Đáng lo ngại, tình trạng người lao động nhận BHXH một lần ngày một tăng cao. Năm 2017, đã có khoảng 660.000 người hưởng BHXH một lần. Trong khi đó, số lao động tham gia vào hệ thống BHXH trung bình mỗi năm khoảng gần 1 triệu người.

Ông Lợi cũng cho rằng, hiện các quỹ BHXH ngắn hạn (quỹ BH thất nghiệp, quỹ BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) có xu hướng kết dư cao, cần có các giải pháp về mặt chính sách, nhằm tăng quyền lợi cho người lao động cũng như tăng tính chia sẻ giữa các chính sách. Bên cạnh đó, Việt Nam đang chuẩn bị kết thúc thời kỳ dân số vàng, chuyển sang thời kỳ già hóa dân số, dẫn tới tình trạng cung lao động sẽ ít hơn cầu sử dụng. Tất cả những yêu cầu khách quan này đặt ra nhiệm vụ phải cải cách chính sách BHXH để bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp nhìn nhận, còn những khoảng trống chính sách mà ở đó người dân chưa nhận được sự bảo vệ, sự đảm bảo an toàn và an ninh thu nhập từ hệ thống an an sinh xã hội của Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam có trên 5 triệu người cao tuổi có độ tuổi trên 60 và dưới 80 (không thuộc hộ nghèo; không bị khuyết tật) không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng từ hỗ trợ của Nhà nước (chính sách này chỉ áp dụng với người trên 80 tuổi), nên còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Trong lần cải cách chính sách BHXH lần này, ở tầng thứ nhất của hệ thống BHXH đa tầng, cần xác định Ngân sách Nhà nước sẽ cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc BHXH hằng tháng. Có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn; điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách.

Về BHXH tự nguyện, cần có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách Nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ BHXH, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, thực hiện hệ thống BHXH đa tầng sẽ giúp người dân tiếp cận chính sách BHXH một cách toàn diện, đầy đủ các chế độ và tiến tới mọi người cao tuổi đều có lương hưu hoặc từ ngân sách Nhà nước, hoặc từ quỹ BHXH. Đảm bảo, không có người cao tuổi nào bị bỏ rơi lại phía sau.

Hiện, cả nước có 50 triệu lao động, trong đó có khoảng 14 triệu lao động đã tham gia BHXH bắt buộc, 8 triệu người có quan hệ lao động và 34 triệu lao động tại khu vực phi chính thức nông nghiệp nông thôn. Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cho hay, dự kiến đến năm 2021 sẽ bổ sung thêm 4 đối tượng (gồm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý HTX, nhóm người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức…) tham gia BHXH bắt buộc.

Về chính sách BHXH tự nguyện, hiện Nhà nước đã hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện từ 10%-30% với một số đối tượng cụ thể. Nhưng thực tế cho thấy, chính sách này chưa đủ sức hấp dẫn, nên ông Lợi cho rằng, cần tăng mức hỗ trợ này lên từ 50-70% trong một thời hạn nhất định, để thu hút người dân tham gia.

Đồng thời, cần tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa chính sách BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc khi người lao động có nhu cầu; hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết.

Đến hết năm 2017, số người tham gia BHXH là 13,82 triệu người (chưa bao gồm khoảng 1,3 triệu người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH), đạt 25,8% so với lực lượng lao động. Số người tham gia BH thất nghiệp là gần 11,8 triệu người, đạt 22% so với lực lượng lao động. Đối tượng tham gia BHXH phát triển tăng mới được 3,25 triệu người so với năm 2012 (tăng 30,8%) và bình quân mỗi năm tăng khoảng 650.000 người (6,2% năm). Bình quân hàng năm, cơ quan BHXH giải quyết cho trên 150 nghìn người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; trên 8,5 triệu lượt người hưởng các khoản trợ cấp một lần, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; chi trả chế độ BH thất nghiệp cho trên 700 nghìn lượt người.

Phương Thảo/ Pháp luật xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 304

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 288


Hôm nayHôm nay : 42851

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60119658