00:07 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấy lúa theo phương pháp "hiệu ứng hàng biên" cho năng suất cao

Thứ năm - 03/11/2016 23:15
Tại vùng sản xuất tập trung cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn các xã Nhân Hòa và Cộng Hiền của huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng đã áp dụng cấy lúa theo phương pháp “Hiệu ứng hàng biên” cho năng suất cao, giảm chi phí lao động được nông dân áp dụng nhiều trên diện rộng.

Cấy lúa theo phương pháp “Hiệu ứng hàng biên” là phương pháp cấy lúa thưa, cấy một hàng sông hẹp lại cấy một hàng sông rộng. Mật độ cấy tùy thuộc vào các loại giống, thường  hàng sông lớn cách khoảng 45cm, hàng sông nhỏ cách 24cm, cây cách cây 21- 24cm là đạt. Cấy lúa theo phương pháp trên để nhằm mục đích tận dụng được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá kích thích các chồi mắt phát triển cho cây lúa khỏe, ít sâu bệnh cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Ngoài ra, còn tạo lợi thế về chăm bón vì khi bón phân sẽ bón theo hàng sông con, không bón phân theo hàng sông rộng để tiết kiệm được phân bón và tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tránh tình trạng lãng phí phân bón trải rộng khắp ruộng, nhiều chỗ cây lúa không hấp thụ được hết.

 cay lua theo phuong phap 'hieu ung hang bien' cho nang suat cao hinh anh 1

Việc cấy theo kỹ thuật mới cho bông lúa to hơn, nhiều hạt chắc hơn. Ảnh: N.P

Mô hình này được áp dụng tại xã Cộng Hiền bắt đầu từ vụ xuân năm 2013, lúc đầu triển khai cũng vấp phải một số khó khăn nhất định bởi lẽ tập quán của nông dân đã quen với việc cấy dày nên khi cấy thưa bà con rất hoang mang, lo lắng, thậm chí còn phản đối gay gắt vì cho rằng cấy như vậy rất lãng phí đất. Tuy nhiên, sau 3 năm áp dụng phương pháp này bà con đã hoàn toàn yên tâm phấn khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại đáng kể. Theo ông Nguyễn Văn Lý - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Cộng Hiền, nếu cấy lúa theo phương pháp thông thường, bà con nông dân đã vô tình chống lại quy luật đẻ nhánh của cây lúa dẫn đến sự kiềm chế năng suất, không phát huy tận dụng tối đa các lợi thế. Nhưng từ khi chuyển sang cấy lúa theo phương pháp mới, nông dân đỡ được 40-50% tiền giống ban đầu, năng xuất lại cao hơn từ 20 – 30%, tiết kiệm được 10 - 15% lượng phân bón. Với thời tiết như mùa năm nay, không bị gió bão va đập thì năng xuất lúa sẽ rơi vào khoảng 2,5 -3 tạ/sào. Đến thời điểm này, xã Cộng Hiền đã nhân rộng diện tích cấy lúa lên đến 100ha trên toàn xã.

Hầu hết nông dân cho rằng cấy lúa theo phương pháp mới, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt hơn, bông lúa dài, hạt sáng, số lượng bông nhiều từ 12-16 bông/khóm lúa, bộ lá ít sâu bệnh nhất là bệnh khô vằn, đạo ôn, vàng lá… cây lúa có thời gian trỗ nhiều hơn, sức chống đổ của cây tốt hơn do cây cứng, bộ rễ khỏe, số hạt chắc trên bông cao nên năng suất cao hơn khi cấy thông thường.

Các xã khác của huyện cũng đã lần lượt học tập áp dụng phương pháp trên như: Nhân Hòa, Tam Đa, Vĩnh Long, Cao Minh… Ông Nguyễn Văn Chiến - chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Nhân Hòa tiết lộ, vụ mùa năm nay, Nhân Hòa  áp dụng kỹ thuật mới này là vụ thứ 2, đang cho thu hoạch đạt từ 62-63 tạ/ha. Phương pháp này đã được áp dụng hầu hết trên các diện tích.

Có được những kết quả này, phải kể đến sự chỉ đạo của thành phố và việc triển khai của các cán bộ khuyến nông địa phương. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tuân- Trạm trưởng Trạm khuyến Nông huyện Vĩnh Bảo cho biết: “Vĩnh Bảo là huyện cách xa trung tâm thành phố, các xã ở đây nông dân chủ yếu là thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và cây lúa là cây chủ đạo. Vì thế cần phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào đồng ruộng nhằm thúc đẩy nâng cao đời sống cho nhân dân. Với việc cấy lúa bằng phương pháp “Hiệu ứng hàng biên” đã tạo ra một tâm lý mới cho nông dân, làm thay đổi tập quán sản xuất cũ phát huy hết khả năng sáng tạo trên đồng ruộng cho nông dân”

Đây là bước chạy đà thuận lợi cho TP.Hải Phòng thực hiện thành công mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới đồng thời gắn với phát triển nông nghiệp toàn diện; xây dựng vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn được coi là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp….” như đã nêu trong Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 16.7.2012 “về xây dựng nông thôn mới Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 30167

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 518867

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73565838