01:04 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăm chỉ nuôi con đốt đau điếng, U80 thu tiền tỷ mỗi năm

Thứ sáu - 21/06/2019 04:03
Nhờ chăm chỉ nuôi ong và bán các sản phẩm từ ong mà lão nông Hồ Văn Sâm, 76 tuổi ở bản Nà Hạ 2, xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) có thế kiếm gần tỷ đồng mỗi năm. Số tiền này đã giúp gia đình ông có của ăn của để và trở thành một trong những hộ nuôi ong tiêu biểu xuất sắc trong khu vực.

Sinh ra ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), tháng 9/1965, sau khi học xong Trung cấp nông lâm, ông Sâm hăng hái lên Sơn La lập nghiệp. Cái “duyên” với con ong gắn liền với ông khi cùng năm ấy tỉnh Sơn La quyết định thành lập trại nghiên cứu thực nghiệm nuôi ong Sơn La và ông Sâm được giao cho nhiệm vụ phụ trách kĩ thuật nuôi ong. Đến năm 1980 thì ông được bầu làm giám đốc Công ty Ong Sơn La.

Là người hiểu rất rõ đặc điểm, tập tính sinh học của con ong nên sau khi Công ty ong giải thể vào năm 1990, ông Sâm đã quyết tâm làm giàu từ loài sinh vật này.

 cham chi nuoi con dot dau dieng, u80 thu tien ty moi nam hinh anh 1

Ông Sâm nuôi ong vào trong các thùng xốp, mỗi thùng gồm 9 cầu ong với khoảng 10 nghìn con. Nếu chăm sóc tốt, mỗi đàn ong có thể thu hoạch từ 35-45kg mật/năm.

Ông Sâm kể lại: “Lúc ấy kinh tế còn khó khăn, nên tôi chỉ mua 7 đàn ong ngoại, rồi về chăm sóc và nhân đàn. Ong là loài vật ‘nhạy cảm”, chăm sóc không đúng cách là rất dễ bị bệnh hoặc chết nên tôi đã dành gần như toàn bộ thời gian để theo dõi sự phát triển của chúng.”

Từ 7 đàn ong, Ông Sâm đã tích cực nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình nuôi ong nên đàn ong của ông luôn phát triển tốt. Theo ông Sâm, mỗi năm trên địa bàn tỉnh Sơn La có 7 mùa hoa để ong lấy mật, đó là một trong những ưu đãi của thiên nhiên dành cho người nuôi ong để có được những loại mật ong thơm ngon và tinh khiết nhất. Vì thế ông đã chọn nuôi ong theo kiểu “du mục” theo mùa hoa, nghĩa là di chuyển đàn ong đến những nơi có nhiều loài hoa đang nở. Ông thường chuyển ong vào Sông Mã, Thuận Châu, Mộc Châu, Mai Sơn…

 cham chi nuoi con dot dau dieng, u80 thu tien ty moi nam hinh anh 2

Ông Sâm phấn khởi khi kiểm tra thấy đàn ong đang khỏe mạnh, phát triển tốt.

‘Nếu người nuôi hiểu rõ kĩ thuật chăm sóc đàn ong và nắm được thời gian của các mùa hoa trong năm thì một đàn ong ngoại có thể cho tới 35-45kg mật/năm, năng suất và chất lượng cao hơn hẳn giống ong nội.” Ông Sâm cho biết thêm.

Hơn 50 năm gắn bó với ngành ong, đến nay gia đình ông Sâm đã có khoảng 1.000 đàn ong, được nuôi ở trong và ngoài tỉnh, cho thu hoạch khoảng 40 tấn mật mỗi năm. Ngoài mật ong, ông còn khai thác các loại sản phẩm như: Phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong, sáp ong, nhộng ong, nọc ong.

 cham chi nuoi con dot dau dieng, u80 thu tien ty moi nam hinh anh 3

Nhờ đảm bảo chất lượng, các sản phẩm về ong của gia đình ông Sâm thường được lựa chọn tham gia vào các hội chợ uy tín và được nhiều khách hàng tìn dùng.

 Với giá bán 300.000 đồng/lit mật ong; 1,5 triệu đồng/kg sữa ong chúa; 1,2 triệu – 1,5 triệu đồng/kg phấn hoa thì chỉ riêng 3 loại sản phẩm này cũng mang về thu nhập cho gia đình ông khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm. Đây là mức thu nhập không nhỏ đối với bà con ở địa phương còn nhiều khó khăn như Sơn La.

“Nghề nuôi ong thực sự đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình tôi. Hiện tại, các con cái, anh em của tôi cũng đang là chủ các trại ong lớn, một phần là để kiếm thu nhập cho gia đình, phần nữa là để góp phần vào sự phát triển nghề nuôi ong ở Sơn La .” Ông Sâm vui vẻ nói thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211


Hôm nayHôm nay : 25327

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 846894

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73893865