Số lượng trâu bò nuôi giảm đều qua các năm trong khi chúng ta đang ngày càng nhập khẩu thịt trâu, bò nhiều hơn |
Cũng theo ông Chinh, sản lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên qua các năm với mức tăng trưởng trung bình khoảng 2,19%/năm. Tính đến năm 2013, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 49,3 kg thịt hơi (tương đương khoảng 30 kí thịt xẻ)/năm.
Trái với mức tiêu thụ thịt, tăng trưởng đầu con của các loại trâu bò và lợn lại liên tục giảm qua các năm. Cụ thể với trâu bò giảm 4,43%/năm, lợn giảm 1,37%/năm. Cùng với đó, số hộ chăn nuôi trâu bò, lợn cũng không ngừng giảm qua các năm. Lí do được ông Chinh đưa ra gồm có 3 lí do chính: do chăn nuôi bò lợn lợi nhuận thấp, ô nhiễm môi trường và các loại phân bón hóa học đang dần thay thế phân bò, lợn.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của Việt Nam vẫn mang tính nông hộ nhỏ lẻ. Cho đến năm 2011, mới chỉ có 6.348 trang trại chăn nuôi/20.028 cá thể nông lâm thủy sản, đáp ứng chỉ 31,8% nhu cầu. Riêng với chăn nuôi lợn, số nông hộ nuôi 1-2 con lợn chiếm tới 51,88%, trong khi số hộ nuôi trên 50 con lợn chỉ chiếm 0,78%. Với chăn nuôi gà, số hộ nuôi từ 1-19 con chiếm tới 55%, trong khi số hộ nuôi trên 1000 con chỉ chiếm 0,21%.
Bên cạnh những bất cập trong cơ cấu nuôi trồng, ngành thức ăn chăn nuôi, yếu tố đầu vào quan trọng trong ngành chăn nuôi cũng bộc lộ nhiều điểm yếu. Tính đến 2013, có 137 doanh nghiệp trong nước sản xuất thức ăn chăn nuôi, chiếm 74,3% tổng số doanh nghiệp tham gia ngành nhưng tổng công suất mới chỉ đạt 40,85%. Trong khi đó, chỉ 65 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia ngành, chiếm 25,7% nhưng tổng công suất lại lên tới 59,15%.
Ngoài ra, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cả về lượng và giá trị qua các năm. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 9,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi với giá trị khoảng 4,5 tỉ USD. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ của ngành chăn nuôi khi vấn đề nguyên liệu thức ăn vẫn chưa chủ động được.
Đăng Cường
Nguồn baodatviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn