14:56 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi bò thịt hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Thứ sáu - 09/12/2016 02:29
Trên địa bàn tỉnh hiện có tổng đàn bò trên 429.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm tăng 3-4%. Chăn nuôi bò thịt đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả được người dân nhiều địa phương áp dụng.
Trang trại chăn nuôi bò ở huyện Tân Kỳ. Ảnh: Xuân Hoàng
Trang trại chăn nuôi bò ở huyện Tân Kỳ. Ảnh: Xuân Hoàng


Nhân rộng mô hình

Là huyện miền núi thấp, đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào phù hợp chăn nuôi, biết tận dụng lợi thế, nhiều gia đình ở huyện Anh Sơn đã giàu lên nhờ nuôi bò hàng hóa. Gia đình chị Trần Thị Tuyền ở thôn 10, xã Long Sơn, có thâm niên hơn 10 năm nay nuôi bò vỗ béo.

Trước đây, gia đình chị nuôi bò theo hình thức thả rông, thời gian nuôi kéo dài mà hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, mỗi lứa chị nuôi vỗ béo từ 5 - 6 con bò, mỗi năm nuôi 2 lứa, sau khi trừ chi phí thu lãi 40 - 50 triệu đồng/năm. Tuy nuôi bò là nghề phụ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Chị Tuyền cho biết: Bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lãi. 

Chăn nuôi bò hàng hóa ở xã Thanh Thủy (Thanh Chương). Ảnh: Văn lý
Chăn nuôi bò hàng hóa ở xã Thanh Thủy (Thanh Chương). Ảnh: Văn lý

Tại Anh Sơn bà con nông dân bắt đầu chăn nuôi bò vỗ béo hơn 10 năm trước. Từ một vài hộ nuôi nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, nghề này đã phát triển rộng khắp tại tất cả các xã. Hiện nay tổng đàn bò toàn huyện ổn định trên 18.350 con. Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thịt xuất chuồng 7.767 tấn.

Ông Nguyễn Đình Đăng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: Toàn huyện hiện có 50 mô hình nuôi bò hàng hóa quy mô 10 con trở lên, ngoài ra còn có hàng trăm hộ nuôi từ 5 con trở lên, hộ nuôi nhiều nhất từ 30 - 40 con. Sau khi trừ chi phí người chăn nuôi thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng, tạo thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Năm 2015 huyện Anh Sơn đã xây dựng mô hình điểm “Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi” tại xã Vĩnh Sơn với diện tích 25 ha. Bước đầu mô hình điểm được hỗ trợ 25 triệu đồng, sắp tới huyện sẽ nhân rộng ra các địa phương khác với diện tích 200 ha. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn trâu, bò của huyện đạt 43.000 con. 

Mô hình chăn nuôi bò hàng hóa được nhiều địa phương ở Nghệ An từng bước nhân rộng, điển hình các huyện Kỳ Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên… Đây là mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà nông, vừa tránh được những rủi ro cho người nông dân, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. 

Cần thêm các giải pháp kỹ thuật

Tại xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, đất đai rộng lớn, nhiều hộ dân đã mạnh dạn mua bò, bê tơ nuôi vỗ béo. Nhưng đa số bà con đang áp dụng phương thức chăn thả, tận dụng thức ăn dư thừa đồng cỏ và rừng đồi là chính. Bởi thế, bò tăng trọng chậm, thời gian nuôi kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm mới xuất chuồng, tốn công lao động, hiệu quả thấp. 

Nhiều hộ dân ở ở Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) đầu tư làm chuồng nuôi bò nhốt. Ảnh: Thanh Nhàn
Nhiều hộ dân ở ở Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) đầu tư làm chuồng nuôi bò nhốt. Ảnh: Thanh Nhàn

Năm 2016 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện mô hình “Chăn nuôi bò thịt kết hợp trồng cỏ và chế biến thức ăn”. Mô hình được sự hỗ trợ của Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ Nghệ An (JiCa 2), được triển khai trên 20 hộ tham gia tại xóm 8, xã Tân Sơn, với quy mô 40 con bò. Bà con nông dân tham gia mô hình phải có 2 con bò (bò không sinh sản, bò không cày kéo nữa hoặc bê tơ) chuẩn bị đưa vào vỗ béo, và có 2 sào đất để trồng cỏ voi, phải có các dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại đảm bảo đúng yêu cầu, có lực lượng lao động dồi dào. Dự án hỗ trợ toàn bộ thức ăn, thuốc tẩy nội ngoại ký sinh trùng, giống cỏ voi để trồng 2 ha, phân đạm, lân, kali clorua bón cho cỏ. Ngoài ra, mỗi gia đình tham gia dự án được hỗ trợ xây dựng 1 hố ủ chua thức ăn có thể ủ được 600 - 700kg và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. 

Quá trình thực hiện mô hình, ông Nguyễn Anh Hùng - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Lưu cho biết: Sau 3 tháng triển khai, bò sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng tốt, đạt yêu cầu về chỉ tiêu tăng trọng của mô hình (bình quân đạt 70,92kg/con/3 tháng nuôi). Bình quân lãi trên 4,8 triệu đồng/con/3 tháng nuôi, hiệu quả mô hình cao hơn hẳn so với chăn nuôi bò thịt theo truyền thống cũ là trên 2,4 triệu/con/3 tháng. 

Hiện nay, phát triển chăn nuôi bò thịt gặp một số khó khăn bởi tập quán chăn nuôi bò của nông dân hiện nay vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống; quy mô chăn nuôi nông hộ phổ biến từ 1 - 2 con/hộ. Số lượng trang trại không nhiều, tập trung chủ yếu ở vùng miền núi thấp; một số hộ chăn nuôi ở vùng miền núi cao còn tập tính thả rông.

Theo ông Nguyễn Kim Đường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp: Để chăn nuôi bò thịt đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần tính đến các yếu tố như: Giống, dinh dưỡng và thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh (thú y), quản lý và khai thác. Khó khăn nhất hiện nay là thiếu hụt về nguồn thức ăn cho bò (cả số lượng và chất lượng). Để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa bền vững, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Về con giống, trên nền đàn bò cái vàng Nghệ An cho phối tinh của bò Sind, Brahman, … để tạo con lai F1, sau đó tiếp tục cho phối với tinh của một giống ngoại thứ 2 để tạo con lai F2. Trên cơ sở đó nâng tỷ lệ bò lai trong đàn bò lên 60 - 70%.

Thức ăn cho bò thịt 80 - 90% là thức ăn thô xanh, trong đó chủ yếu là thức ăn xanh, cỏ chiếm 70 - 80%. Vậy nên, về lâu dài để nuôi bò thịt bền vững cần phát triển trồng cỏ. Cỏ trồng vừa cho năng suất cao (200 - 400 tấn/ha/năm) và chất lượng cũng cao hơn rất nhiều so với cỏ tự nhiên, ít phụ thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, cần tập trung chuyển đổi một phần đất màu, đất nông nghiệp trồng cây lương thực và các loại cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng cỏ thâm canh để chủ động nguồn thức ăn thô, xanh. Cùng đó, tận dụng triệt để sản phẩm phụ nông nghiệp và sử dụng các biện pháp chế biến để dự trữ, nâng cao chất lượng của thức ăn.

Ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN & PTNT sớm hoàn thiện “Đề án phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hóa trong giai đoạn 2016 - 2020” và Sở Khoa học - Công nghệ triển khai các mô hình phát triển đàn gia súc áp dụng KHKT, cập nhật KHCN cho bà con nông dân. Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt hàng hóa bền vững, nhằm tạo sinh kế, an sinh và tăng thu nhập cho người dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nghèo bền vững. 

Theo Đinh Nguyệt - Nguyễn Kim/ Báo Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 236


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1146077

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71373392