10:06 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉ đạo, điều hành nổi bật tuần qua của Chính phủ, Thủ tướng

Thứ bảy - 06/05/2017 12:14
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ năm 2017; Tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu thịt lợn; Bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá; Tạo thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp;... là những chỉ đạo, điều hành nổi bật tuần qua của Chính phủ, Thủ tướng.

1. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ năm 2017

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2017 là 342.060 tỷ đồng, gồm: Vay trong nước 243.300 tỷ đồng và vay ODA, ưu đãi nước ngoài 98.760 tỷ đồng, trong đó vay cho cân đối ngân sách nhà nước 316.300 tỷ đồng (vay để bù đắp bội chi là 172.300 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc 144.000 tỷ đồng); vay về cho vay lại 25.760 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2017 là 260.150 tỷ đồng, trong đó: Trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2017 là 242.900 tỷ đồng; trả nợ của các dự án cho vay lại 17.250 tỷ đồng.

Phê duyệt hạn mức được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2017, bao gồm: Hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tối đa 9.250 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) được Chính phủ bảo lãnh của các dự án trọng điểm quốc gia tối đa là 8.000 tỷ đồng; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 5.500 triệu USD; hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 23.857 tỷ đồng...

2. Tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu thịt lợn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký văn bản số 597/TTg-NN trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện tối đa cho việc xuất khẩu thịt lợn.

Ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua đã phát triển nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt trong nước và từng bước vươn ra xuất khẩu với sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng ngày càng cao, giá thành ngày càng hạ; ngành chăn nuôi đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, ngành chăn nuôi lợn phát triển quá nóng dẫn đến cung vượt cầu quá lớn, giá thịt lợn giảm sâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi, nhất là các hộ nông dân nghèo, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. 

Để tháo gỡ những khó khăn cho ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, ổn định phát triển, để sản phẩm chăn nuôi đủ sức cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và quốc tế, cả về chất lượng, an toàn thực phẩm và giá cả yêu cầu phải có các giải pháp cả trước mắt và lâu dài.

3. Bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Quyết định 690/QĐ-TTg ngày 11/5/2014, Ban Chỉ đạo điều hành giá có nhiệm vụ nghiên cứu, giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc quyết định những chủ trương, định hướng lớn về quản lý điều hành giá trong từng thời kỳ; thực hiện đồng bộ các chính sách về giá các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu; quyết định các biện pháp điều hành giá cụ thể đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu phù hợp trong từng thời kỳ; thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu.

Ban Chỉ đạo còn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, UBND tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ về kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ; xử lý một số vấn đề khác liên quan đến điều hành giá một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khi được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thảo luận, hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, hiệp hội các ngành hàng, tổ chức và các cá nhân có liên quan về những chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý, điều hành giá khi cần thiết; khảo sát, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.

4. Tạo thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cần kế thừa quan điểm của Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trong đó ưu tiên tạo thuận lợi nhất về điều kiện tiếp cận chính sách, tăng nguồn vốn hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn như: khuyến khích bằng cả cơ chế ưu đãi và chính sách hỗ trợ, hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng ngân sách nhà nước.

Thông báo nêu rõ, về tên Nghị định, cân nhắc lại nội dung khuyến khích doanh nghiệp hay phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn; cần xem xét, bổ sung vấn đề khởi nghiệp trong nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Về nội dung cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành và tập trung vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai, đây là vấn đề lớn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh về quy mô sản xuất trước bối cảnh toàn cầu hóa. Dự thảo cần tập trung vào các vấn đề miễn giảm thuế đất, công bố công khai quy hoạch, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Hiện nay, theo Luật đất đai năm 2013 không còn hình thức nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nên sẽ rất khó có cơ chế ưu đãi về tiền sử dụng đất. Vì vậy, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với Luật Đất đai hiện hành.

5. Dạy ngoại ngữ không quá 25 học viên/ca học

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục phải đảm bảo các điều kiện sau:

1- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

2- Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.

3- Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.

4- Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

6. Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ Nhà máy nghìn tỷ bỏ hoang

Nhà máy sản xuất bột giấy Tân Hồng với vốn đầu tư cả nghìn tỷ đồng song đã
Nhà máy sản xuất bột giấy Tân Hồng với vốn đầu tư cả nghìn tỷ đồng song đã "đắp chiếu" tới 7 năm.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra nội dung báo chí phản ánh Nhà máy nghìn tỷ bị bỏ hoang tại tỉnh Nghệ An.

Trước đó, ngày 24/4/2017, Báo điện tử Nghệ An phản ánh dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Tân Hồng (tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) có mức đầu tư nghìn tỷ, sau thời gian ngắn hoạt động đến nay bỏ hoang; nhà xưởng, máy móc xuống cấp vì không được vận hành.

Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra nội dung báo chí phản ánh, xử lý theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 25/5/2017.

7. Điều kiện tỉnh được vay lại từ nguồn vốn vay ODA

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, UBND cấp tỉnh được vay lại từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện:

1- Có dự án được cấp có thẩm quyền cho phép huy động vốn vay để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hoặc dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương theo phương thức hợp tác công tư, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật đầu tư công.

2- Dự án được bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với quy định hiện hành.

3- Tổng mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án không vượt quá hạn mức dư nợ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4- Không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày.

5- Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của UBND cấp tỉnh đối với các khoản vay lại vốn ODA, vay ưu đãi không vượt quá 10% nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.

8. Bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển gồm: Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT); Công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality); công nghệ thực tại tăng cường (Augmented Reality); công nghệ vô tuyến thông minh; công nghệ in 3 chiều (3D).

Bên cạnh đó, bổ sung Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển gồm: Mô-đun, thiết bị, phần mềm, giải pháp tích hợp IoT; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ ảo hóa và điện toán đám mây; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ cho chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, đào tạo điện tử, quảng cáo điện tử; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo, thực tại tăng cường; dịch vụ quản trị hệ thống công nghệ thông tin; dịch vụ xử lý, phân tích, khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big Data); dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ đánh giá, kiểm định an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin;...

Quyết định có hiệu lực thi hành từ 15/6/2017.

9. Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vụ phá rừng, cháy rừng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, làm rõ những vấn đề phản ánh về giải quyết tình trạng phá rừng; phòng chống cháy rừng tại một số địa phương.

Trước đó, báo điện tử BNEWS.VN số ra ngày 21/4/2017 có bài "Điện Biên gỡ vướng trong giải quyết tình trạng phá rừng và di cư tự do ở Mường Nhé"; báo điện tử VTV.vn, số ra ngày 24/4/2017 có bài "Cháy rừng tràm tại An Giang: Do người dân vứt tàn thuốc lá", số ra ngày 17/4/2017 có bài: "Quảng Nam tăng cường phòng chống cháy rừng" và số ra ngày 8/4/2017 có bài: "Khánh Hòa: Tăng cường phòng chống cháy rừng tại huyện Khánh Vĩnh".

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, làm rõ những vấn đề phản ánh tại các bài báo nêu trên; đồng thời tập trung đôn đốc các tỉnh: Khánh Hòa, An Giang, Quảng Nam và các địa phương khác quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

10. SIM chỉ được cấp tại điểm cung cấp dịch vụ viễn thông

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đây là một trong những nội dung Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013.

Theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP, SIM thuê bao di động (thiết bị đã được gắn một số thuê bao xác định và chứa các dữ liệu, thông tin liên quan khác dùng cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông di động) chỉ được cung cấp cho các cá nhân, tổ chức tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông và sau khi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đã hoàn thành các quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP.

Doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất, vệ tinh chỉ được cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho thuê bao sau khi đã hoàn thành việc rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao của các cá nhân, tổ chức trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình đã được đối chiếu, nhập, lưu giữ, quản lý đúng quy định.

Thái Bình/ Báo Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 48735

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 484783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73531754