Chính sách tín dụng cho nông nghiệp: Thí điểm mới tạo đột phá
Chương trình thí điểm phương thức cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất nông sản hi vọng, vừa tạo sự đột phá về chính sách, vừa tạo ra sự đột phá về sản xuất nông nghiệp. |
Doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp Thời gian gần đây, các DN bất động sản, nội thất, khu công nghiệp, sản xuất sắt thép chuyển hướng đầu tư, mà đáng ngạc nhiên lĩnh vực họ lựa chọn lại là những ngành nghề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Lý giải của các DN này là, đầu tư cho nông nghiệp chỉ cần vài tháng đã có lời trong khi bất động sản, thủy điện mất nhiều năm mới thu hồi vốn.Minh chứng cho xu hướng này, chủ tịch HĐQT Cty Phát triển Nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu cho biết, trước thực tế thị trường bất động sản bị ngưng trệ, DN đã quyết định chọn hướng kinh doanh mới là ngành nông lâm sản và phân bón để bổ trợ cho lĩnh vực chính. Dự kiến trong năm nay, Cty sẽ ký nhiều hợp đồng xuất khẩu mặt hàng lâm sản, mỗi hợp đồng trị giá trên 10 triệu USD". Theo ông Hiếu, so với bất động sản, có thể nông nghiệp lợi nhuận thấp hơn nhưng lại cần ít vốn hơn, rủi ro thấp hơn và nếu "ăn chắc mặc bền" sẽ đảm bảo có lợi nhuận. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Cty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood và Cty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) vừa bắt tay phát triển đàn bò thịt, bò sữa và một nhà máy chế biến sữa. Ông Đoàn Nguyên Đức cũng tỏ ra rất hồ hởi với liên minh nông nghiệp này. “Đây là một liên minh mạnh, được hợp lực bởi ba tên tuổi lớn”, ông Đức cho rằng, cả ba DN vẫn chỉ làm đúng ngành nghề của mình là chăn nuôi, vì thế yếu tố rủi ro thì gần như không có. Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp đang có lợi thế do Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải nhập khẩu gần 3 tỷ USD nguyên liệu bắp, đậu tương, bột cá... Đây là một thị trường lớn đang có sẵn đầu ra của cây nông nghiệp ngắn ngày nên Đức Long Gia Lai không bỏ qua cơ hội này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Việt Nam còn thiếu các chính sách đột phá về tín dụng và cơ chế đất đai để hỗ trợ nông nghiệp kỹ thuật cao. Theo ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn thương hiệu và đầu tư nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn. Đó là chưa nói đến hàng loạt các rào cản khác như chính sách thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Việt Nam cũng chưa có mức lãi suất ưu đãi cho DN. Ngành dịch vụ phụ trợ cũng như vấn đề con người trong những lĩnh vực này còn thiếu và yếu, cơ chế hoạt động còn manh mún và thiếu tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, một trong những cản trở đối với phát triển một nền nông nghiệp hiện đại của Việt Nam là đất đai. Hiện ở các tỉnh, các KCN thì được trải thảm đỏ, nhưng muốn làm một vùng nguyên liệu nông sản, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hoàn toàn không đơn giản vì rất khó kiếm được vài chục hecta đất sạch. Từng vấp phải khó khăn về đất khi xây dựng trang trại cho dự án sản xuất sữa tươi sạch TH true Milk, bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH, cho rằng, để xây dựng thành công mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì việc tích tụ ruộng đất là một trong những yếu tố then chốt. Theo các chuyên gia, để “hút” đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cần thực hiện đồng bộ ba giải pháp. Thứ nhất là đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thông huyết mạch giao thông. Thứ hai là cung cấp đất sạch, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động cho thuê, giao đất, góp đất, kể cả đất của dân, của nông lâm trường trước đây, đất do địa phương quản lý... Thứ ba là giảm và miễn tối đa các phí, thuế có liên quan cho DN đầu tư vào nông nghiệp, khấu trừ thuế GTGT cho nguyên liệu vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp. Từ Minh |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn