10:20 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách tín dụng cho nông nghiệp: Thí điểm mới tạo đột phá

Thứ tư - 18/06/2014 20:24
Việc đẩy mạnh hình thành các "ngân hàng xanh," "tín dụng xanh" để tiếp tục “bơm vốn” về với khu vực nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh trong chiến lược tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn.
Chính sách tín dụng cho nông nghiệp: Thí điểm mới tạo đột phá

Chính sách tín dụng cho nông nghiệp: Thí điểm mới tạo đột phá

Ngày 29/5/2014 đã diễn ra buổi lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng ngân hàng thương mại (NHTM) với 4 DN tỉnh An Giang tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội theo chương trình đợt 1 cho vay thí điểm các mô hình liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, phục vụ sản xuất nông sản từ khâu cung ứng đầu vào- sản xuất- chế biến tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu nhằm gia tăng lợi ích cho các chủ thể. Kết quả bước đầu với 4 dự án của 4 DN với tổng mức vốn đầu tư là 451,8 tỷ đồng, trong đó đã được các NHTM thẩm định chấp thuận cho vay gần 350 tỷ đồng, với lãi suất tiền vay ngắn hạn 7%/năm; trung dài hạn là 10-10,5%/năm. Thời gian thí điểm của chương trình được ấn nút trong 2 năm để có những tổng kết, tính toán nâng tầm về chính sách.

Đột phá về chính sách và sản xuất
Kết quả bước đầu về con số có thể chưa lớn. Song dưới góc nhìn cả từ phía những người làm chính sách và những người thụ hưởng chính sách đều có khí thế tự tin, phấn khởi cho một tương lai tươi sáng. Những trăn trở suy nghĩ lâu nay, biết bảo ý tưởng từ hàng trăm cuộc kết nối giữa DN và ngân hàng liên tục được diễn ra ở các tỉnh do Thống đốc Nguyễn Văn Bình trực tiếp chỉ đạo đang dần hình hài nên một sự đột phá về chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Nói mạnh mẽ như một số đại biểu tại hội thảo giải pháp phát triển mô hình phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao do NHNN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà nội là đang rất cần cuộc cách mạng thứ 2 từ sản xuất nông nghiệp nước ta sau những thành công to lớn của chính sách khoán 10. Cuộc cách mạng này bao hàm rất rộng cả về cải cách chính sách cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, về mô hình sản xuất, về sản xuất nông nghiệp xanh sạch, về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất…

Với tư duy thiết kế chính sách cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hay ứng dụng công nghệ cao tại quyết định 1050/QĐ-NHNN, ngày 28/2/2014 triển khai thực hiện nghị quyết 14/NQ-CP tháng 2 của Chính phủ, có thể thấy trong quyết định này những bước đi ban đầu có tính đột phá về chính sách tín dụng nông nghiệp xanh, sạch trên các khía cạnh dưới đây.

Phương thức cho vay theo chuỗi giá trị và quản lý theo dòng tiền của toàn chuỗi được xem là khâu quản lý then chốt. Ví dụ khi liên kết giữa người nông dân trong dự án nuôi cá tra, chế biến xuất khẩu của Công ty TNHH sản xuất, thương mại dịch vụ Thuận An từ khâu sản xuất – chế biến- xuất khẩu, ngân hàng cho vay cả phía Cty, cho vay một phần đối với các hộ dân; công ty có thể ứng vốn cho hộ nuôi trong dự án như  ứng thức ăn, thuốc thủy sản, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, sau khi thu mua giữa công ty và hộ dân có đối chiếu thanh toán bù trừ công nợ, phần còn thừa so công nợ chuyển trả cho hộ dân tất cả đều qua tài khoản ở ngân hàng. Nếu hộ dân có vay ngân hàng cũng sẽ được tính toán thu hồi nợ theo đúng kỳ luân chuyển.

Quy mô dự án phải đủ lớn tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, có sức lan tỏa, bảo đảm được sự liên kết của các chủ thể trong chuỗi sản xuất cung ứng … Ở dự án nuôi cá tra của Cty TNHH sản xuất thương mại Thuận An và 8 hộ dân với tổng diện tích nuôi cá tra là 39 ha cũng như nhà máy chế biến… Dự án liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau màu của Cty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang với 700 hộ dân có quy mô diện tích chuyên canh tác rau màu 3.750 ha để cung cấp rau màu cho 03 nhà máy chế biến đông lạnh của Cty, trong đó đầu tư một nhà máy mới đầu tư với số vốn 90 tỷ ngân hàng Agribank An Giang cho vay 72 tỷ đồng thời hạn 11 năm...

Hạt nhân là DN
Có thể thấy đối tượng thụ hưởng quan trọng mà chính sách hướng đến là các DN, hợp tác xã làm hạt nhân nòng cốt và hàng ngàn vệ tinh xung quanh là các hộ dân tham gia ký kết hợp đồng với DN và HTX đứng chủ trì chuỗi sản xuất nhằm tạo ra quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chế biến, bao tiêu cả đầu vào và đầu ra. DN hay HTX phải là người chủ trì đưa tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp tạo ra năng suất, chất lượng nông sản, tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình chế biến để xuất khẩu. Quyết định 1050 yêu cầu phải có ký kết hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm giữa hộ dân và DN hay hợp tác xã cũng là cách làm ăn bài bản đúng nguyên tắc thị trường, góp phần xóa đi tình trạng được mùa thì bị tư thương mua gom ép giá, mất mùa, nguyên liệu thiếu hiếm giá cao thì bán ra ngoài. Bài học những năm qua càng cho thấy sự gắn kết trách nhiệm và niềm tin của các chủ thể tham gia trong chuỗi là tối quan trọng, nó bảo đảm cho sự thành công của dự án, bảo đảm hài hòa về lợi ích và cũng giảm rủi ro cho các bên tham gia trong đó có các NHTM. Còn nữa quyết định này cũng nêu rõ dự án liên kết sản xuất theo chuỗi phải được UBND tỉnh đề xuất trên cơ sở đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được lựa chọn kỹ càng, làm có trọng tâm, trọng điểm, có quy hoạch không chạy theo phong trào.
 
Chương trình thí điểm phương thức cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất nông sản hi vọng, vừa tạo sự đột phá về chính sách, vừa tạo ra sự đột phá về sản xuất nông nghiệp.
Mức cho vay lên tới 70% giá trị của phương án, dự án phục vụ cho mô hình sản xuất của chuỗi, thời hạn cho vay trên cơ sở thỏa thuận của NHTM với khách hàng nhưng khá linh hoạt theo từng khâu, từng phần công đoạn sản xuất, chế biến tiêu thụ trong chuỗi nhằm giúp chủ thể tiết kiệm tối đa về vốn. Mức lãi suất 7%/ năm với cho vay ngắn hạn, 10-10,5%/năm với cho vay trung, dài hạn. Khách hàng vay vốn tham gia trong chuỗi sản xuất được thụ hưởng mức lãi suất ưu tiên so với mặt bằng lãi suất hiện tại nhưng công cụ lãi suất vẫn được sử dụng theo đúng nguyên tắc thị trường.

Quyết định 1050/QĐ-NHNN cũng chỉ rõ trong trường hợp không đủ tài sản bảo đảm, ngân hàng thương mại có thể xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm khi kiểm soát được dòng tiền với các chủ thể tham gia trong chuỗi. Một bước đi quan trọng tháo gỡ về tài sản bảo đảm trong khi cho vay của NHTM sẽ không còn là điều kiện quá xem trọng. Đây có lẽ là điều mong đợi rất lớn từ DN, HTX và người dân được thụ hưởng từ chương trình này.
Khoán 10 và cách thức cho vay trực tiếp hộ nông dân của hệ thống ngân hàng góp phần tạo ra sức bật của ngành sản xuất nông nghiệp nước ta, nhất là sản xuất lương thực trong 30 năm qua. Nay chương trình thí điểm phương thức cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất nông sản hi vọng, vừa tạo sự đột phá về chính sách, vừa tạo ra sự đột phá về sản xuất nông nghiệp nước ta, tạo ra nhiều vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa lớn, xanh sạch, phát huy được lợi thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp nước nhà.
Doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp
Thời gian gần đây, các DN bất động sản, nội thất, khu công nghiệp, sản xuất sắt thép chuyển hướng đầu tư, mà đáng ngạc nhiên lĩnh vực họ lựa chọn lại là những ngành nghề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Lý giải của các DN này là, đầu tư cho nông nghiệp chỉ cần vài tháng đã có lời trong khi bất động sản, thủy điện mất nhiều năm mới thu hồi vốn.
Minh chứng cho xu hướng này, chủ tịch HĐQT Cty Phát triển Nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu cho biết, trước thực tế thị trường bất động sản bị ngưng trệ, DN đã quyết định chọn hướng kinh doanh mới là ngành nông lâm sản và phân bón để bổ trợ cho lĩnh vực chính. Dự kiến trong năm nay, Cty sẽ ký nhiều hợp đồng xuất khẩu mặt hàng lâm sản, mỗi hợp đồng trị giá trên 10 triệu USD".
Theo ông Hiếu, so với bất động sản, có thể nông nghiệp lợi nhuận thấp hơn nhưng lại cần ít vốn hơn, rủi ro thấp hơn và nếu "ăn chắc mặc bền" sẽ đảm bảo có lợi nhuận.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Cty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood và Cty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) vừa bắt tay phát triển đàn bò thịt, bò sữa và một nhà máy chế biến sữa. Ông Đoàn Nguyên Đức cũng tỏ ra rất hồ hởi với liên minh nông nghiệp này. “Đây là một liên minh mạnh, được hợp lực bởi ba tên tuổi lớn”, ông Đức cho rằng, cả ba DN vẫn chỉ làm đúng ngành nghề của mình là chăn nuôi, vì thế yếu tố rủi ro thì gần như không có.
Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp đang có lợi thế do Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải nhập khẩu gần 3 tỷ USD nguyên liệu bắp, đậu tương, bột cá... Đây là một thị trường lớn đang có sẵn đầu ra của cây nông nghiệp ngắn ngày nên Đức Long Gia Lai không bỏ qua cơ hội này.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Việt Nam còn thiếu các chính sách đột phá về tín dụng và cơ chế đất đai để hỗ trợ nông nghiệp kỹ thuật cao. Theo ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn thương hiệu và đầu tư nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn. Đó là chưa nói đến hàng loạt các rào cản khác như chính sách thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Việt Nam cũng chưa có mức lãi suất ưu đãi cho DN. Ngành dịch vụ phụ trợ cũng như vấn đề con người trong những lĩnh vực này còn thiếu và yếu, cơ chế hoạt động còn manh mún và thiếu tầm nhìn dài hạn.
Tuy nhiên, một trong những cản trở đối với phát triển một nền nông nghiệp hiện đại của Việt Nam là đất đai. Hiện ở các tỉnh, các KCN thì được trải thảm đỏ, nhưng muốn làm một vùng nguyên liệu nông sản, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hoàn toàn không đơn giản vì rất khó kiếm được vài chục hecta đất sạch. Từng vấp phải khó khăn về đất khi xây dựng trang trại cho dự án sản xuất sữa tươi sạch TH true Milk, bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH, cho rằng, để xây dựng thành công mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì việc tích tụ ruộng đất là một trong những yếu tố then chốt.
Theo các chuyên gia, để “hút” đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cần thực hiện đồng bộ ba giải pháp. Thứ nhất là đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thông huyết mạch giao thông. Thứ hai là cung cấp đất sạch, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động cho thuê, giao đất, góp đất, kể cả đất của dân, của nông lâm trường trước đây, đất do địa phương quản lý... Thứ ba là giảm và miễn tối đa các phí, thuế có liên quan cho DN đầu tư vào nông nghiệp, khấu trừ thuế GTGT cho nguyên liệu vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp.
Từ Minh
 
Phạm Xuân Hòe
Phó vụ trưởng vụ Chính sách
tiền tệ Ngân hàng Nhà nước

Nguồn dddn.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 56674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1125158

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60133481