14:15 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cho vay theo chuỗi giá trị: Lợi ích cho nông dân, DN

Thứ bảy - 19/03/2016 09:20
Qua thời gian triển khai thí điểm, Nghị quyết 14/NQ-CP đã đạt được những kết quả khả quan, phản ánh một hướng đi đúng, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khảo sát thực tế sản xuất cá tra tại An Giang. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Nhằm nắm bắt thêm tình hình thực tế, tháo gỡ những vướng mắc để sớm hoàn thiện các quy định về cho vay liên kết theo chuỗi, Ủy viên Bộ Chính trị, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã có buổi làm việc và khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp và hộ dân tham gia chương trình thí điểm tại tỉnh An Giang.

Thành công bước đầu

Tại buổi làm việc với một công ty tham gia chuỗi liên kết, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của các chính quyền địa phương, cũng như các ngân hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc một cách hiệu quả.

Trong quá trình thí điểm Nghị quyết 14/NQ-CP,  An Giang là 1/22 địa phương tham gia thí điểm trong cả nước, được triển khai 4/30 dự án. Các dự án phần lớn gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương như cá tra, rau quả…

Theo số liệu mới nhất, cuối tháng 2/2016, số tiền đã giải ngân cho 4 dự án đạt 566,67 tỉ đồng, dư nợ đạt 325,11 tỉ đồng. Các dự án đều được giải ngân triển khai có kết quả tốt.

Nhìn lại vài năm gần đây, đã có lúc phong trào nuôi cá tra ở An Giang và một số địa phương nở rộ đến mức có quá nhiều doanh nghiệp và hộ dân tham gia. Thậm chí, sản lượng cá tra của các địa phương trong vùng  vượt nhu cầu của thị trường nên tiêu thụ khó khăn, tái diễn điệp khúc “được mùa rớt giá”.  Ngoài ra, bà con còn làm ăn nhỏ lẻ khiến chi phí đầu vào cao, đầu ra khó khăn, giá bán giảm khiến hiệu quả đầu tư thấp.

Những bất cập này lại dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tự “níu chân” nhau: Ngân hàng muốn cho vay nhưng lại sợ mất vốn; DN và nông dân muốn vay tiền nhưng thiếu các phương án khả thi…

Sau hơn một năm thực hiện thí điểm mô hình sản xuất chuỗi liên kết dọc cá tra, điều đáng mừng là mô hình đã bắt đầu giải quyết được những khó khăn, bế tắc tồn tại nhiều  năm nay trong lĩnh vực này.

Khi khảo sát hộ ông Nguyễn Văn Tấn, hộ nuôi cá tra thuộc chuỗi liên kết Tafishco của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Thuận An, chủ hộ cho biết, trước đây khi còn nuôi tự do, tự kiếm mối bán thì gặp đủ thứ khó khăn. Có khi bức bách chuyện thức ăn cho cá phải vay nóng với lãi suất cao. Cá tới lứa bán phải chạy vạy tìm nơi tiêu thụ nhưng nhiều khi bán không được. Nay tham gia chuỗi liên kết, các hộ được hưởng ưu đãi chiết khấu của nhà cung cấp do mua số lượng lớn. Khi cá tới lứa, thu hoạch ngay đưa về nhà máy để chế biến xuất khẩu.

“Chúng tôi không còn phải lo lắng tìm nơi bán cá nữa vì sau khi công ty quyết toán, lấy giá trị của sản lượng cá trừ đi chi phí thức ăn, thuốc men đã sử dụng…, phần dôi dư là lợi nhuận và đó là thành quả riêng của chúng tôi”, ông Tấn cho biết.

Ở góc độ DN, bà Nguyễn Thị Huệ Trinh (Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH Thuận An) cho biết, khi tham gia chuỗi liên kết, nông dân chỉ phải thế chấp 10% để được vay tới 100% vốn cho mỗi ha.

Ví dụ, như hộ ông Nguyễn Văn Tấn, tài sản đảm bảo chỉ 2,1 tỉ đồng nhưng  nhận được hạn mức tín dụng lên tới 15,5 tỉ đồng. Việc này giúp người dân giảm giá thành sản xuất, chịu lãi suất ít hơn những lúc họ phải vay nguồn khác.

Đáng chú ý là tất cả dòng tiền hoạt động trong chuỗi liên kết đều không sử dụng tiền mặt, người dân không phải giữ tiền mặt mà được mở tài khoản, giao dịch qua ngân hàng. Không chỉ hộ dân được lợi, các DN tham gia chuỗi lại có được một nguồn nguyên liệu ổn định.  DN bảo đảm đầu ra và cùng chia sẻ lợi ích về giá cả cũng như về kỹ thuật nuôi trồng.

Theo bà Trinh, Công ty Thuận An vẫn đang cân đối tốt được đầu vào và ra. Do đó, thời gian tới, mô hình có thể nhân rộng  ra cả nước, góp phần vực lại vị thế cá tra nói triêng, các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm việc với một DN tham gia mô hình sản xuất chuỗi. Ảnh: VGP/Huy Thắng

 

Sớm tổng kết để xây dựng cơ chế chính thức

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng,  Nghị quyết 14/NQ-CP , là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước do NHNN làm đầu mối triển khai đang khắc phục những  hạn chế của mô hình sản xuất kinh doanh cũ. Tuy vậy, để chủ chương của Đảng, Nhà nước thật sự đi vào cuộc sống, cần phải tiếp tục hoàn thiện.

Ví dụ các vấn đề lãi suất vẫn chưa ở mức thấp như kỳ vọng trong bối cảnh giá cá sụt giảm, cơ chế thí điểm phương án bảo hiểm giá cá tra thương phẩm hoặc vấn đề hạn chế rủi ro cho người sản xuất vẫn chưa được triển khai hiệu quả.

Trước mắt, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề nghị các công ty bảo hiểm ngành ngân hàng chủ động tham gia. Cụ thể, Công ty Bảo hiểm ABIC (thuộc Agribank)  nghiên cứu phối hợp làm trọn gói từ khâu thẩm định đến cho vay và bảo hiểm giá.

Ngoài ra, dù lãi suất do thị trường quyết định (hiện ở mức 6-6,5%/năm, thấp hơn cho vay các hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội) nhưng các ngân hàng vẫn phải cố gắng cân đối để giảm đến mức thấp nhất chi phí vốn một cách hợp lý, khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư.

Đối với chính quyền địa phương, Thống đốc đề nghị trong quá trình triển khai Nghị quyết 14, các ban ngành, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, sâu sát vì nắm rõ nhất các dự án.

Đối với các ngân hàng, Thống đốc lưu ý, dù là triển khai chương trình thí điểm, cho vay với nhiều ưu đãi, nhưng không được dễ dãi, nếu để thất thoát mất vốn vẫn phải chịu trách nhiệm. Do đó, cán bộ ngân hàng cần sát sao với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Thống đốc lưu ý, ngành ngân hàng cần xác định không chỉ là đầu mối cho vay, mà phải thật sự đồng hành cùng doanh nghiệp và bà con nông dân. Phải khẩn trương đúc kết những điểm hợp lý hay vướng mắc, từ đó xây dựng các dự thảo đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý minh bạch, sát thực tiễn để người nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp yên tâm sản xuất...

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết NHNN sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả triển khai chương trình, từ đó phối hợp với các đơn vị liên quan hình thành cơ chế, quy định triển khai một cách chính thức, rộng rãi toàn quốc.

Huy Thắng

CHÍNH PHỦ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 181417

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60503374