12:36 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Chơi ngông" lập trang trại quýt hồng trên “nóc nhà miền Tây”

Thứ hai - 02/03/2015 21:50
Ông Trần Thanh Tùng, một lão nông ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) là người đầu tiên “chơi ngông” gầy dựng trang trại quýt hồng trên núi Cấm – nơi được mệnh danh là “nóc nhà miền Tây”.
 
Được nếm mùi vị của quýt, chúng tôi lại càng thêm ngỡ ngàng vì vị ngọt lạ thường của nó; không ngọt lịm như quýt Thái, không ngọt gắt như quýt đường, một vị ngọt thanh tao, rất riêng, có thể chỉ diễn đạt được như cái tên mà bà con nông dân xứ núi nơi đây gọi là “Quýt Ba Tùng”.  

 

Quýt hồng vốn là loại cây đặc sản, khó trồng, trước nay chỉ được trồng ở những vùng đất phù sa màu mở của vùng đồng bằng sông Cửu Long như Lai Vung, Sa Đéc (Đồng Tháp). Quýt hồng trồng thành công trên núi quả là một bước đột phá của nông dân Trần Thanh Tùng. “Chính gia đình chúng tôi cũng không ngờ, mỗi độ vào mùa thu hoạch, nhìn vườn quýt một màu vàng hồng rực mà trong người cứ lâng lâng một cảm giác khó tả, còn hơn cả trong mơ” – ông Ba Tùng tâm sự.

Một phần hên, chín phần kiên trì, nhẫn nại

Nhiều người bảo rằng “Ba Tùng gặp hên đó thôi”. Bản thân ông Ba Tùng cũng không phủ nhận điều đó. “Thật sự là cũng có phần hên. Nhưng trong 10 phần thành công thì chỉ có 1 phần hên thôi; còn lại tới 9 phần kiên trì, can trường và nhẫn nại” – ông Tùng bộc bạch.

Người đầu tiên trồng quýt là vợ ông Ba Tùng chứ không phải ông. Yếu tố “hên” chính là ở đây. Từ một cây quýt “trồng chơi” của vợ sau nhà, ông  Ba Tùng mới có ý định thử trồng quýt xem sao.

Sau khi  “bắt chước vợ” thử trồng thêm vài cây thấy “có khả năng” nên ông Tùng xuống núi, lặn lội khắp các vùng chuyên canh cây ăn trái ở miệt các cù lao sông Tiền, sông Hậu để điều nghiên, sưu tầm các giống quýt… Tuy nhiên, vốn liếng kinh nghiệm ông thu thập được ở các nơi này cũng đều là “câu chuyện cây quýt ở dưới đồng bằng; “Còn lên núi thì nó lại khác”, lại phải vận dụng thêm sự trải nghiệm của nông dân trên vùng đất núi này.

 

 

Sau nhiều năm lặn lội, vừa tìm kiếm giống vừa trồng thử nghiệm, so sánh, đối chiếu với điều kiện đất đai thổ nhưỡng nhiều vùng trồng quýt khác nhau, ông Tùng quyết định chọn giống quýt hồng Lai Vung.

Về lý do chọn giống quýt hồng Lai Vung, ông Tùng cho biết: “Quýt hồng Lai Vung rất sợ thiếu nước nhưng cũng rất sợ dư nước. Cho nên bên cạnh nguồn nước tưới đầy đủ thì hệ thống tiêu nước cũng phải đảm bảo. Với độ nghiên lớn của sườn núi như núi Cấm thì hệ thống tiêu nước coi như đã có, không phải lo”. “Độ nghiên trên núi này thì mưa cỡ nào cũng tiêu được hết. Bản thân mặt nghiên của đất trồng nơi đây được xem như là một hệ thống tiêu nước thiên nhiên hiệu qủa nhất” – ông Tùng phân tích.

Vấn đề còn lại là làm sao có được nguồn nước tưới. Đặc biệt, khi trồng với diện tích lớn thì nguồn nước tưới phải có tính ổn định cho cả mấy tháng mùa khô. “Bài toán” đau đầu này đã được nông dân Ba Tùng hóa giải bằng đáp án: Tích trữ nước. “Bằng cách dẫn nước từ các suối nhỏ trên núi vào mùa mưa, tôi làm nhiều hồ nhỏ để trữ lại rồi bơm tưới dần. Cũng bằng cách lấy ngắn nuôi dài, hoa lợi từ quýt được dùng để đầu tư làm thêm hồ, tăng thêm nguồn nước tưới rồi tăng thêm diện tích trồng” – ông Tùng cho biết.

 Triển vọng nhân rộng

Những năm đầu, sản lượng không nhiều do diện tích đất trồng giới hạn trong tính chất thăm dò, thử nghiệm…Theo từng năm, diện tích trồng quýt của ông Ba Tùng tăng dần. Từ  vài chục gốc lên vài trăm gốc…Một công, hai công, rồi chục công… cho đến hiện nay là gần 4ha.

Những năm gần đây ông Ba Tùng cùng các con tập hợp kinh nghiệm và công sức cũng như hùn vốn để tiếp tục thử nghiệm thêm mô hình trồng cam trên núi. Việc trồng cam trên núi cũng cam go không kém gì quýt nhưng “đã có kinh nghiệm quýt thì chuyển qua cam không khó”.

Theo nhận xét của tập thể gia đình ông Tùng, bước đầu mô hình cam đã cho kết quả khả quan. Mặc dù đi sau quýt nhưng cam cũng đã có thể khẳng định sự thành công trên núi qua vụ mấy vụ thu họach gần đây. Tổng hợp mô hình cam quýt, ông Ba Tùng có thu nhập trung bình từ 15 - 20 triệu đồng trên một công đất (1.000m2) mỗi năm.

Giờ đây, có thể khẳng định rằng mô hình trồng quýt trên núi của ông Trần Thanh Tùng đã thật sự thành công và có cơ sở để nhân rộng cho nông dân trong xã. Ông Ba Tùng đã có kế hoạch mở rộng sản xuất, tạo nguồn nhân giống để có thể sang bán giống cho nông dân trong vùng. Ông Ba Tùng sẵn sàng sẻ kinh nghiệm cùng những bí quyết nghề nghiệp được ông tích lũy cả chục năm qua cho tất cả những người đến mua giống quýt của ông. Mong ước của ông là làm sao mô hình của ông ngày càng được nhân rộng, có thêm nhiều nông dân thoát nghèo như ông.

 

 Ông Chau Ra Nắk - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo, huyện Tịnh Biên nhận xét: “Mô hình trồng quýt của ông Ba Tùng đã chứng minh là có thể phát triển cây có múi trên vùng núi nơi đây. Hội Nông dân đang tích cực tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ, vốn vai để giúp nông dân có cơ hội đầu tư trống cam, quýt như ông Trần Thanh Tùng”.
 
Theo Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 137

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1307046

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71534361