23:46 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chú trọng phân phối để đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt

Chủ nhật - 21/09/2014 04:25
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước sang giai đoạn thứ hai sau 5 năm thực hiện. Việc xây dựng một hệ thống phân phối sản phẩm bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và đẩy mạnh công tác tuyên truyền là những việc cần làm để đạt được mục tiêu của cuộc vận động. Xoay quanh chủ đề này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có buổi trò chuyện với ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
 

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.

Phóng viên (PV): Người Việt Nam có tâm lý “sính” hàng ngoại, chê hàng nội. Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động, tâm lý người tiêu dùng có chuyển biến như thế nào và doanh nghiệp đã có những nỗ lực thế nào khiến người tiêu dùng thay đổi nhận thức đó thưa ông? 

 


Ông Vũ Vinh Phú: Tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, người tiêu dùng nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong việc tiêu dùng hàng Việt. Đó là sự chuyển biến của nhà sản xuất gắn với nhà phân phối. Có 70% người tiêu dùng được hỏi ý kiến cho biết, họ tin dùng hàng Việt Nam. Điều đó vừa thể hiện lòng yêu nước, vừa cho thấy hàng Việt cũng đã có các bước cải tiến mẫu mã, các công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận với người tiêu dùng ở các địa bàn thành phố cũng như nông thôn. Đây là sự chuyển biến bước đầu được ghi nhận. Phải nói là cuộc vận động này thể hiện chủ trương rất đúng của Đảng và Nhà nước và đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất trong nước, tiêu dùng trong nước phục vụ thị trường nội địa. 


PV: Hàng Việt ngày càng hiện diện nhiều hơn tại các hệ thống siêu thị ở trong nước, để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa qua kênh phân phối này, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chí gì? 


Ông Vũ Vinh Phú: Vừa qua, chúng tôi đã có tổng kết đánh giá về toàn bộ hoạt động kinh doanh của các siêu thị Việt Nam trong năm 2013. Có 85% hàng hóa Việt Nam bao gồm cả hàng liên doanh hiện được bày bán trong các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại. Đây là một tín hiệu rất phấn khởi. Giữa các siêu thị và các nhà cung cấp hiện đã có sự gắn bó mật thiết, được thể hiện qua các chương trình bán hàng, chương trình khuyến mãi, xúc tiến thương mại để thu hút khách hàng, tổ chức các đợt bán hàng của các nhà phân phối về thị trường nông thôn, phục vụ bà con. 


Tuy nhiên, để hàng Việt tiếp tục được hiện diện nhiều hơn trên thị trường, các nhà sản xuất cần phối hợp với các đơn vị phân phối tiến hành đưa nhiều hơn nữa các chương trình quảng cáo, giới thiệu, xây dựng thương hiệu đến với người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao văn hóa phục vụ kinh doanh khi phục vụ hàng Việt tới bà con, thể hiện trách nhiệm đến cùng với hàng hóa khi có vấn đề khiếu nại theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vào uy tín của hàng Việt. 


PV: Với thị trường nông thôn, hệ thống siêu thị sẽ khó phát huy được tác dụng. Ở góc độ là một người có nhiều năm gắn bó với công tác thị trường, theo ông cần làm gì để hàng Việt có được chỗ đứng ở thị trường nông thôn, khi mà dường như hàng nhái, hàng Trung Quốc có chất lượng kém vẫn đang chiếm lĩnh ở thị trường này dù đã có hàng nghìn chuyến hàng Việt được đưa về nông thôn? 


Ông Vũ Vinh Phú: 65% dân số nước ta hiện sinh sống tại các vùng nông thôn. Nếu các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt của người nông dân được tiêu thụ thì sức mua của thị trường nông thôn không phải là ít. Nhưng hàng chục năm nay, thị trường nông thôn đang bị bỏ trống, mặc dù đã có hàng trăm chương trình đưa hàng hóa về phục vụ cho thị trường nông thôn được thực hiện. Chúng ta có thể thấy, hệ thống mạng lưới thương mại phục vụ nông thôn (hợp tác xã trước đây) rất yếu, do vậy một, hai tháng hàng hóa mới đến được với bà con một lần. Một điểm nữa, đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương khi đưa hàng hóa về nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, điều kiện phục vụ cho thị trường nông thôn còn rất kém. Hàng hóa bày bán có khi được đặt tại ruộng, tại sân đình để phục vụ bà con. Việc đó không đảm bảo thương phẩm học hay chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Thị trường nông thôn chủ yếu là bà con nghèo nên là những hàng hóa ưu chuộng chủ yếu là hàng hóa trung bình, chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Chúng ta cần phải thực hiện điều tra nhu cầu của người mua nông thôn. 


Bên cạnh đó, cần tạo sức mua cho thị trường nông thôn, việc đưa hàng hóa về nông thôn không có nghĩa là đơn thuần chỉ là chở hàng về mà chúng ta phải hướng dẫn bà con sản xuất để tạo nguồn cung, mua lại các hàng hóa nông sản để mang về phục vụ thành phố. 


PV: Nhiều ý kiến cho rằng, với việc đối tác Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Metro, hàng Thái Lan sẽ nhanh chóng thay thế hàng Trung Quốc tại thị trường Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt trong tương lai không xa nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối. Ông có đánh giá thế nào về nhận định này? 


Ông Vũ Vinh Phú: Năm ngoái, Tập đoàn BJC (tập đoàn đã mua hệ thống siêu thị Metro tại Việt Nam) đã mua hệ thống siêu thị Fairy Mart tại khu vực phía Nam để đưa hàng Thái Lan xâm nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi, việc hàng Thái Lan có xâm lấn hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc hay không, thị trường sẽ quyết định vấn đề này và người tiêu dùng sẽ là những người quyết định chính. Tập đoàn BJC vào Việt Nam không phải để bán toàn hàng Thái Lan mà còn theo nhu cầu của thị trường. Nếu hàng Việt Nam đủ mạnh và hấp dẫn người mua thì trên 19 chi nhánh của Metro, hàng hóa bày bán chưa chắc đã hoàn toàn là hàng Thái Lan. Xu hướng hàng Thái thâm nhập Việt Nam là có, tuy nhiên, quan trọng là chúng ta giải quyết như thế nào. Nếu giữa nhà sản xuất và nhà phân phối Việt Nam có sự gắn kết để đảm bảo một sự cạnh tranh sòng phẳng với mặt hàng Thái Lan thì chúng ta không cần thiết phải lo lắng khi xâm nhập mạng lưới Metro. Tôi cũng lưu ý thêm là Metro đầu tư vào Việt Nam là siêu thị dạng nhà kho và tổ chức bán buôn là chính. Do vậy, phải có một thời gian nhất định, việc chuyển biến sang sử dụng hàng Thái Lan ở trên thị trường Việt Nam mới có thể ấn định được. Vì vậy, nếu chúng ta có sự chuẩn bị tốt thì hàng hóa Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm cạnh tranh với hàng Thái Lan tại thị trường trong nước. 


PV: Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt có đề ra các giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt Nam. Theo ông, các bộ, ngành cần phải làm gì để thực hiện triển khai chỉ thị này của Thủ tướng? 


Ông Vũ Vinh Phú: Theo tôi, hỗ trợ là cần thiết. Tuy nhiên, các bộ, ngành phải triển khai các giải pháp cụ thể hơn nữa, như vấn đề tổ chức phân phối ở địa bàn nông thôn. Thứ hai là cần phải tổ chức hỗ trợ liên kết giữa sản xuất và phân phối. Kinh nghiệm của các tập đoàn bán lẻ các nước trong việc nâng cao sức cạnh tranh về giá và chất lượng hàng hóa là phải thiết lập một chuỗi sản xuất và phân phối giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Thứ ba là phải để các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất được tiếp cận với đất đai, với nguồn vốn kinh doanh một cách đầy đủ.

 

Hiện nay, bên sản xuất đi vay để sản xuất, nhưng siêu thị cũng đi vay để kinh doanh. Vậy tại sao người sản xuất và người phân phối không ngồi lại với nhau để chúng ta có một lần lãi vay. Doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối phải ngồi lại với nhau để phân chia lợi nhuận một cách hợp lý mà trước hết là lợi nhuận cho người sản xuất để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển về hàng Việt. Thứ tư, chúng ta cần phải tiếp tục chống buôn lậu và gian lận hàng Việt. Hiện nay, những mặt hàng không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục thâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là thị trường nông thôn. Một vấn đề nữa là kinh phí xúc tiến thương mại của chúng ta còn rất khiêm tốn. Hàng năm kinh phí xúc tiến thương mại cho 63 tỉnh thành phố do Nhà nước cấp chưa đến 100 tỷ đồng. Sắp tới đây, chúng tôi sẽ kiến nghị chính phủ tiến hành trích từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp để hình thành quỹ xúc tiến thương mại. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp chi tiêu tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn. Cuối cùng là công tác tuyên truyền, chúng ta cần nhấn mạnh quyền lực mềm của người tiêu dùng để dành chỗ đứng cho hàng Việt một cách thích đáng. Hàng Việt ngang chất lượng hàng ngoại nhưng còn thiếu hướng tiếp cận tốt. 


PV: Xin cám ơn ông. 

Theo baotintuc.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: việt nam

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1101462

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71328777