06:39 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn: Cần những giải pháp hiệu quả hơn

Thứ bảy - 01/11/2014 12:42
Trong thời gian qua, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn đã góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chương trình được xem là giải pháp “khai thông” hàng Việt về nông thôn và đã tạo cầu nối để doanh nghiệp (DN) tiếp cận với người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, chương trình đang rất cần những giải pháp hiệu quả hơn, để hàng Việt ngày càng bám trụ và đứng vững ở thị trường nông thôn vốn từng bị “bỏ quên”.
“Khai thông” cho hàng Việt về nông thôn

Thực hiện theo tinh thần Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, Sở Công thương và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch đã thực hiện Chương trình “Khuyến mại và tiêu dùng hàng Việt Nam”; “ Hàng Việt về nông thôn” nhằm hỗ trợ các DN tham gia các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn.

Ngoài ra, các DN còn tự tổ chức bán hàng lưu động ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tiếp cận, mua sắm hàng hóa, đặc biệt là hàng Việt của người dân nông thôn. 

Người dân nông thôn ngày càng ưu tiên sử dụng hàng Việt (ảnh chụp tại một Phiên chợ hàng Việt về huyện Cái Bè).
Người dân nông thôn ngày càng ưu tiên sử dụng hàng Việt (ảnh chụp tại một Phiên chợ hàng Việt về huyện Cái Bè).

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh diễn ra 10 hội chợ phát triển kinh tế thương mại - nông nghiệp, hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao và 134 đợt đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, với 2.989 lượt DN tham gia. Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn ngày càng thu hút nhiều DN tham gia, bởi hầu hết các DN đều nhận thấy hiệu quả lâu dài của chương trình này.

Ông Võ Chí Thành, chủ DN tư nhân Thương mại - Dịch vụ Thành Phát (TP. Mỹ Tho), một đơn vị thường xuyên tham gia các đợt đưa hàng Việt về nông thôn trong thời gian qua, cho biết:

“Khi tham gia các phiên chợ hàng Việt ở nông thôn, DN đều không đặt nặng vấn đề doanh thu mà xem đây là dịp góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước. Nhưng kết quả lại không ngờ là trong những năm qua, thương hiệu của DN đã được nhận biết ở nhiều nơi vùng sâu, vùng xa, hệ thống đại lý cũng được mở nhiều hơn, đến tận các chợ xã”.

Ông Huỳnh Văn Phương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh cho rằng, chính các chương trình, hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn đã để lại dấu ấn hàng Việt và tạo hiệu ứng góp phần làm thay đổi xu hướng mua sắm hàng Việt ngày càng nhiều hơn ở người tiêu dùng. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng Việt tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Cần tiếp sức cho DN trong nước

Bà Nguyễn Thị Bé Năm, 1 người tiêu dùng ở xã Bình Phục Nhứt (huyện Chợ Gạo), cho rằng: Các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn cần được tổ chức quy mô, thường xuyên và cải tiến hơn. Đây được xem là điều kiện để DN và người dân nông thôn cùng đồng hành thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hiện chỉ có khoảng 10 - 15 công ty sản xuất hàng tiêu dùng có hàng hóa khá phổ biến tại thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhưng chủ yếu là các nhãn hàng của các tập đoàn đa quốc gia như: Unilever, Dutch Lady, P&G, Pepsi, Nestle… hoặc của các nhãn hiệu lớn trong nước như: Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Vina Acecook, Mỹ Hảo, Kinh Đô…

Người dân nông thôn ngày càng ưu tiên sử dụng hàng Việt (ảnh chụp tại một Phiên chợ hàng Việt tại huyện Cái Bè).
Người dân nông thôn ngày càng ưu tiên sử dụng hàng Việt (ảnh chụp tại một Phiên chợ hàng Việt tại huyện Cái Bè).

Làm thế nào để đưa hàng hóa về nông thôn là vấn đề mà nhiều DN trong nước đang lúng túng. Do đó, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được triển khai thực hiện được xem như một giải pháp “khai thông” cho hàng Việt về nông thôn.

Tuy nhiên trong thời gian qua, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn diễn ra trên địa bàn tỉnh vẫn còn với quy mô nhỏ lẻ, sự liên kết yếu. Cũng có không ít DN chỉ coi chương trình này như là “hội chợ quê” để bán hàng, thậm chí là để thanh lý hàng lỗi mốt, hàng tồn…, không có mấy DN tính đến phương án dài hơi là lên kế hoạch quảng bá sản phẩm phù hợp hay xây dựng hệ thống phân phối chân rết ở thị trường nông thôn.

Do đó, mặc dù tỉnh đã tổ chức nhiều Phiên chợ hàng Việt về nông thôn nhưng số DN đầu tư phát triển, mở thêm đại lý ở thị trường nông thôn chưa nhiều.

Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc BSA đã từng trăn trở: “Nếu chúng ta không triển khai mạnh mẽ theo chiều sâu, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn chỉ có thể dừng lại ở mức phong trào. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp sức cho các DN trong nước để họ tiếp tục đưa hàng nhiều hơn về nông thôn”. 

Còn theo nhận định của các DN thì đưa hàng Việt về nông thôn là một chương trình hay. Tuy nhiên, do nguồn vốn của DN đều có hạn, vì vậy để trụ lại và đồng hành cùng người dân ở nông thôn thì cần phải có một chương trình xúc tiến lớn, một chiến lược và sự hỗ trợ lâu dài hơn từ phía Nhà nước. Bởi vì, nếu các cơ quan Nhà nước chỉ tạo “cú hích” rồi để tự phát triển thì chắc chắn chương trình quan trọng này có thể sẽ bị đứt đoạn.

Theo baoapbac.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 273


Hôm nayHôm nay : 49324

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1187428

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71414743