Long An và Tiền Giang đang tích cực triển khai ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thanh long, nâng cao năng suất, chất lượng, hướng tới xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, EU và Trung Quốc…
Viện Cây ăn quả miền Nam cùng các chuyên gia New Zaeland hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, tưới nước tiết kiệm, trồng thanh long leo giàn chữ T...
Dưới đây là một số hình ảnh về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thanh long:
|
Đoàn chuyên gia quốc tế đến tham quan các mô hình sản xuất thanh long ƯDCNC tại Tiền Giang. | | Kết quả bước đầu của các mô hình cho thấy, nông dân đã sử dụng thuốc BVTV hợp lý hơn trong quản lý dịch bệnh, làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất. Đặc biệt mô hình tưới tiết kiệm đã giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động (công tưới nước, bón phân), tiết kiệm điện năng, tiết kiệm lượng nước sử dụng... | | |
|
| Theo đánh giá, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thanh long bước đầu đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu thế phát triển của thế giới. | |
|
| Các HTX ở vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) và Châu Thành (Long An) hiện đang tích cực triển khai ứng dụng quy trình VietGAP và GlobanGAP vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng thanh long ƯDCNC cho nông dân thu lợi nhuận tăng bình quân khoảng 2,5-5 triệu đồng/ha. | |
MINH SÁNG/ Nông nghiệp