06:51 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện giữ rừng nơi “lâm tặc đời nào cũng có”...

Chủ nhật - 30/10/2016 06:27
Hết hạn hán gay gắt lại đến nước lụt tận nóc nhà; không phải năm nay mà năm nào thời tiết, khí hậu ở Hương Khê cũng như con ngựa bất kham, chẳng ai “ghìm cương” được mà chỉ sống chung với nó để tồn tại. “Nắng mưa là chuyện của trời”, với lực lượng kiểm lâm, nghề bảo vệ rừng mới là chuyện của các anh.

Từ chuyện xưa

Tôi đã khá quen thuộc địa bàn núi rừng bao la này. Sau mỗi chuyến theo sát dấu chân cán bộ Hạt Kiểm lâm Hương Khê, tôi mới vỡ lẽ rằng: nghề kiểm lâm, đã khoác trang phục xanh rồi là phải bám rừng, bám núi, bám địa bàn cơ sở. Chuyện xa vợ, xa con hàng tuần, hàng tháng, ăn lều ngủ bạt đối với họ là chuyện thường. Lại thêm chuyện thay phiên nhau đứng trên chòi canh lửa suốt 24 tiếng đồng hồ trong những ngày gió lào rườn rượt thổi khô quằn cả vỏ cây xanh.

chuyen giu rung noi lam tac doi nao cung co

Các lực lượng chức năng kiểm tra thiệt hại 1 vụ cháy rừng ở xã Lộc Yên (Hương Khê).

Với diện tích rừng lớn nhất tỉnh như Hương Khê (100.608 ha rừng và đất lâm nghiệp, hơn 6.000 ha rừng trồng các loại), có thể hiểu được nỗi vất vả của cán bộ kiểm lâm trước nạn chặt phá rừng khai thác gỗ, vận chuyển gỗ của lâm tặc. Rồi lại thấp thỏm nỗi lo cháy rừng khi mỗi mùa hè về.

Tôi vẫn nhớ như in, hôm ấy vào trung tuần tháng 8/1993, tôi cùng anh Đặng Hữu Cư - Trưởng phòng Pháp chế Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh lên Hương Khê tham gia truy bắt gỗ lậu. Con đường 15A lên Hương Khê thuở ấy đã lắm cua khúc lại gập ghềnh "ổ trâu, ổ gà". Cực nhất là khi lên 2 điểm dốc Truông Bát và Hà Linh, nếu không có người đi đường giúp sức thì chiếc xe "cúp cánh" của anh Cư không tài nào vượt nổi. Gần 10h, chúng tôi có mặt tại Hạt Kiểm lâm Hương Khê. Phòng nào cũng "cửa đóng, then cài", duy nhất phòng Hạt trưởng Hán Duy Anh đang mở cửa chờ chúng tôi cùng xuống "điểm nóng" ở Hòa Hải. Ông Hán Duy Anh chỉ tay về phía đống gỗ lậu nằm dưới sân và bảo:

- Số gỗ này, chúng tôi mới thu về chỉ trong 2 tuần lễ thôi.

Tôi nhìn những phiến gỗ lim to bè, những phiến gỗ dổi nhựa ứa tươi ròng như tiết trâu, những khúc gỗ táu tròn, dài vừa đốn hạ mà thấm thía câu: Rừng thiêng đang chảy máu. Anh Cư cũng rất xót xa. Những khu rừng nguyên sinh giàu có như Chúc A, La Khê, Rào Nổ, Phú Gia trở thành miếng mồi béo bở của lâm tặc. Để từng cây gỗ, nhóm gỗ sau khi đốn trong rừng sâu được “đầu xuôi đuôi lọt", lâm tặc giở nhiều thủ đoạn tinh vi, thứ chưa vận chuyển được tạm thời giấu vào bờ khe, hang đá hiểm trở; thứ thoát khỏi rừng rồi thì cất giấu tại hồ cá, chuồng trâu hoặc đưa ra bờ sông lấp vào cát. Gỗ lậu chảy theo 3 hướng: hướng đường bộ theo quốc lộ 15A, hướng đường thủy theo sông Ngàn Sâu, hướng tàu hỏa từ ga Hương Phố. Hành trình của đường dây buôn lậu gỗ "sộp” thì vẫn lên thuyền theo sông Ngàn Sâu xuôi về Trường Sơn (Đức Thọ) xuất hành vào lúc nửa đêm hoặc những lúc mưa gào, bão rú.

Khi chúng tôi tới Hòa Hải thì thật bất ngờ, ông Trần Đức Sỹ - Chi cục trưởng Kiểm lâm Hà Tĩnh cùng đội quân cơ động kiểm lâm tỉnh đã có mặt tại trụ sở xã. Tại đây, một cuộc họp mật đã được triển khai, có đầy đủ đại diện các cơ quan chức năng từ tỉnh, huyện đến xã tham dự. Theo quan điểm của ông Sỹ, "phải tạo được sức mạnh tổng hợp từ phía nhân dân và chính quyền địa phương mới triệt phá được đường dây buôn lậu gỗ phức tạp này". Hạt trưởng Hán Duy Anh cũng nhận định những tình huống xấu nếu không có lực lượng dân quân giúp đỡ. Ông Lương - Chủ tịch UBND xã Hòa Hải dõng dạc tuyên bố: "Việc này các anh đừng lo, chúng tôi sẽ bố trí 200 dân quân để giúp kiểm lâm".

Lần đầu tiên trong đời, tôi cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm Hương Khê đi bắt gỗ lậu. Đó là một đêm không trăng, không sao, trời tối như mực tại một khúc sông Ngàn Sâu. Tất cả chỉ dùng đèn pin mai phục tại bờ sông, nơi bọn buôn lậu gỗ vẫn thường xuyên tụ tập. Chẳng thể ngờ, lực lượng vận chuyển gỗ lậu bằng thuyền cũng đông như kiến cỏ và đều thuộc hạng "ôm gỗ liều chết". Gậy tre cứ phang tới tấp, đá củ đậu cứ bay vèo vèo. Vài ba người bị xây xát nhẹ, nhưng cuộc ra quân của Hạt Kiểm lâm Hương Khê hôm đó có sự chỉ đạo của ông Trần Đức Sỹ - Chi cục trưởng và sự giúp sức của cán bộ địa phương xã Hòa Hải, đã xóa được tận "gốc rễ" đường dây buôn lậu gỗ quy mô với khối lượng 150 m3 (từ nhóm 2 đến nhóm 8).

chuyen giu rung noi lam tac doi nao cung co

Tuần tra bảo vệ rừng đầu nguồn

Tới chuyện nay

Thấm thoắt đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, đến nay, cách “làm ăn” của lâm tặc đã khác xưa nhiều. Hạt Kiểm lâm Hương Khê cũng đã thay thế đến 4 đời hạt trưởng. Sáng hôm đó, tôi gặp Hạt trưởng Nguyễn Cự Duẩn. So với các đời hạt trưởng kiểm lâm có lẽ Duẩn là người trẻ nhất. Cái đầu húi cua, tính tình sôi nổi và dễ hòa đồng.

Duẩn cải biên câu thơ của Nguyễn Trãi thật hóm hỉnh: "Tuy yếu mạnh nhiều lúc khác nhau. Song lâm tặc đời nào cũng có". Ngày trước, Hương Khê là một trong những điểm khai thác gỗ lớn nhất tỉnh. Các lâm trường như: Chúc A, Trại Trụ, Hà Đông, đơn vị nào cũng được Bộ Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác hàng ngàn khối gỗ. Bây giờ, Chính phủ có chủ trương đóng cửa rừng cả nước, các doanh nghiệp trên chuyển từ khai thác sang trồng và bảo vệ rừng".

Khi doanh nghiệp ngừng khai thác gỗ, rừng Hương Khê nghèo đi nhiều. Nhưng miếng "pho-mát béo bở" của những cánh rừng nguyên sinh tại các địa bàn Chúc A, La Khê, Phú Gia vẫn là chỗ "gặm nhấm" của lâm tặc. Khi gỗ quý ngày một hiếm, giá gỗ ngày một tăng thì lâm tặc lén lút phá rừng, chui rúc mọi ngõ ngách là điều không tránh khỏi. Lâm tặc "kiểu mới" khác với lâm tặc "kiểu cũ", hành động liều lĩnh và dã man hơn. Mã tấu, dao và súng, mìn, lựu đạn... có thể "trả đũa" những cán bộ kiểm lâm bất cứ lúc nào.

chuyen giu rung noi lam tac doi nao cung co

Tổ chức cho người dân vùng rừng ký cam kết về bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

Một lần, cả tập thể vây bắt một nhóm lâm tặc, tịch thu cưa xăng và 4 cây cổ thụ vừa đốn xong tại khu rừng Chúc A, nhóm lâm tặc có hơn chục người, toàn những “hảo hớn” nhưng bất lực khi bị lực lượng kiểm lâm vây ráp và bắt quả tang. Tối hôm đó, từ hạt trưởng đến hạt phó đều nhận được những tin nhắn hăm dọa, thách thức. Làm đủ chiêu thức theo kiểu “xã hội đen" không được, chúng quay sang giở trò xin xỏ, hối lộ kiểm lâm. Không chỉ một vụ xẩy ra tại rừng Chúc A mà hàng chục vụ đã bị kiểm lâm mật phục và tịch thu gọn tang vật ở nhiều khu rừng khác. Hạt trưởng Nguyễn Cự Duẩn cho hay: "Điều quan trọng nhất là khi lâm tặc càng liều lĩnh thì mình càng phải bản lĩnh. Đấu tranh không khoan nhượng, luôn tạo tình huống chủ động để kịp thời ngăn chặn những hành vi manh động, liều lĩnh của chúng". Duẩn vừa nói, vừa đưa cho tôi bản báo cáo mới tổng hợp: Trong 9 tháng năm 2016, xử lý hành chính 54 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phạt tiền 148 triệu đồng, tịch thu hơn 141m3 gỗ, thu giữ 3 xe máy...

Duẩn tiết lộ thêm: "Tuy xử lý hành chính lên tới hàng trăm triệu đồng, bọn lâm tặc vẫn không nhụt chí nên hạt phải phối hợp với cơ quan pháp luật khởi tố vụ phá rừng tại Tiểu khu 245 xã Hương Trạch, hoàn chỉnh hồ sơ 3 vụ án phá rừng mới tại các tiểu khu 225, 229 xã Gia Phố".

Tôi cắt ngang lời anh:

- Thế tình hình tranh chấp đất đai trồng rừng giữa dân và Công ty Cao su Hương Khê đến nay thế nào rồi?

- Ổn rồi bác ạ. Không chỉ đơn vị cao su anh Hà mà tụi kiểm lâm bọn em cũng mất ăn, mất ngủ. Dai dẳng kéo dài hơn 3 năm ròng với hàng trăm cuộc họp, bàn ngược, bàn xuôi, mâu thuẫn vẫn không giải quyết nổi. Bọn em phải kiên trì thuyết phục, vận động, phân tích để dân hiểu bên nào đúng, bên nào sai. Khi hiểu ra vấn đề, họ tự nguyện rút lui.

Duẩn còn kể cho tôi nghe chuyện Hạt Kiểm lâm Hương Khê phối hợp với chính quyền xã đến từng thôn để tuyên truyền "Toàn dân tham gia bảo vệ rừng”. Câu chuyện đầu tiên là rừng không chỉ cho ta tài nguyên quý, mà rừng còn là "túi nước" khổng lồ. Rừng càng xanh tốt thì sẽ trở thành "lá chắn" ngăn chặn được những trận lũ kinh hoàng. Tại sao lũ ngày một nhiều và Hương Khê có nhiều cơn lũ quét bất ngờ? Chỉ vì rừng bị chặt phá nhiều nên gây ra lũ lụt. Lại còn hạn nữa, không có rừng tích tụ nước thì làm gì có nước nguồn chảy thành suối và tích tụ vào đất. Ta phá rừng là ta tự hủy hoại môi trường sống của ta. Những diễn đàn như thế giúp mọi người vỡ lẽ ra nhiều điều.

Tôi nhìn ánh mắt Duẩn rất vui. Trời Hương Khê sau lũ lại ấm nắng. Tôi nghe quanh đây tiếng chim xao xác giữa đại ngàn. Một hồ nước rộng đang soi bóng những cánh rừng điệp trùng, xanh thẳm và soi cả nụ cười người chiến sĩ kiểm lâm đang rảo bước vào rừng.

Theo Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 42360

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 531060

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73578031