09:49 EST Thứ hai, 20/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện hàng rào

Chủ nhật - 24/09/2017 00:46
Hàng rào – theo nghĩa đen là “sản phẩm xây dựng có chức năng ngăn cách không gian, địa giới” (Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam – 2005). Trong kiến trúc thì hàng rào là một phần gắn liền với công trình kiến trúc, với sân vườn. Hàng rào vừa là để ngăn chia, bảo vệ, vừa đóng vai trò như một bộ phận kiến trúc trong tổng thể. Đôi khi, hàng rào như một tấm khăn mùa thu, một chiếc nơ mùa hạ… như chỉ để tô điểm cho công trình.

 

Hàng rào xanh là hình ảnh quen thuộc của nhiều vùng nông thôn Việt Nam

Ngày xưa, ở nông thôn, hàng rào là cái mà người ta dùng để phân chia ranh giới đất – nhẹ nhàng, thân thiện mà bền vững. Hàng rào, bờ giậu đều là cây cối thiên nhiên cả – từ những cây cứng, có gai như  dứa, găng, ô rô… cho tới những loại cây lành hơn, mềm hơn như cúc tần, dâm bụt… và cả… mồng tơi. Cố thi sỹ Nguyễn Bính đã viết:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn

Hàng rào – ngăn cách mà như chẳng ngăn cách. Vậy mà người ta tôn trọng cái quy ước, cái hàng rào thiên nhiên ấy lắm. Chả ai băn khoăn cái chuyện cây mọc sang phía nào nhiều hơn, ai bị thiệt đất hơn, cái hàng rào xanh ấy thuộc về bên nào hay cả hai bên như cái cách… người ta chia tim tường như bây giờ. Hàng rào ngày xưa linh hoạt, thân tình, đầy tình cảm. Người ta xin lửa nhau qua hàng rào, đưa nhau nắm lá chanh, quả bưởi qua khe hở bờ rào. Gà qué, chó mèo… tất nhiên được phép đi qua hàng rào một cách tự do. Lũ trẻ con sang nhà nhau bằng cách chui rào chứ không đi vòng cổng ngõ. Những hình ảnh ấy đâu đó vẫn còn, mỗi khi nhìn thấy luôn gợi trong lòng mỗi người về một thời thơ ấu, bình dị cởi mở và thân thiện của làng quê.

Chẳng ai giữ được mãi cái hàng rào như thế. Vẫn biết bây giờ mọi thứ đã khác xưa, từ quan niệm xã hội, quan hệ xóm giềng… tới các yếu tố về kỹ thuật, vật liệu xây dựng… Tất cả đều tác động trực tiếp đến cái hàng rào. Người ta cần hàng rào, tường rào rõ ràng hơn về ranh giới, bền chắc hơn về kết cấu, cao lớn hơn về hình thức… chung quy lại để đạt một sự an toàn cao nhất trên nhiều phương diện. Nhưng tôi chắc rằng người ta không mấy ai thích làm một cái hàng rào quá vững chãi nặng nề, không mấy ai muốn mang tiếng “kín cổng cao tường”, “nhà như lô cốt”. Hàng rào, tường rào cùng với cổng luôn là bộ mặt của công trình, của ngôi nhà. Nó cũng phản ánh văn hóa, kiến trúc, vật liệu xây dựng của từng vùng, từng địa phương. Vì lẽ đó nó vẫn cần hướng tới sự gần gũi thân thiện, và tất nhiên cả yếu tố thẩm mỹ. Khách quan mà nói, để có một cái hàng rào đẹp, thỏa mãn yếu tố công năng không hề đơn giản với những người làm thiết kế. Để có một hàng rào thân thiện lại càng khó hơn. Đôi khi người ta hay tập trung vào công trình chính, quên đi hàng rào – coi nó là phần phụ, mà thực ra lại chẳng phụ tí nào – ít ra theo cách nhìn của riêng tôi.

Hàng rào – tự thân chữ nghĩa nó đã nói lên khoảng cách, sự ngăn cách. Nó như một tấm biển cảnh báo về một giới hạn, một phạm vi cho phép đối với người tiếp cận. Khái niệm hàng rào là rào cản, là khó khăn được sử dụng nhiều hơn ý nghĩa cụ thể ban đầu của một sản phẩm xây dựng hữu hình. Xóa bỏ hàng rào là không thể, nhưng làm cho hàng rào thân thiện hơn là có thể, dù khó. Hàng rào thân thiện có thể do vật liệu thiên nhiên giản dị; có thể do chi tiết, có thể do hình thức, quy mô, và cả do thái độ ứng xử của con người. Hàng rào cây xanh, hàng rào tre – gỗ, hàng rào tường xây, hàng rào sắt… tất cả đều có thể thân thiện nếu có một cách nhìn, một giải pháp hợp lý.

Ở nhiều công trình có sân vườn, kiến trúc sư đã nỗ lực để tìm một giải pháp tốt nhất cho hàng rào nhằm hướng tới sự thân thiện. Phù hợp kiến trúc công trình, nhẹ nhàng, thông thoáng… là những yếu tố quan trọng nhằm hướng tới sự thân thiện và tính thẩm mỹ. Trong các khu công thự, biệt thự do người Pháp xây trước kia, hàng rào thường được làm bằng sắt trên chân tường thấp, mang lại vẻ thoáng đãng và không che khuất công trình; nhưng khi cần kín đáo lại trồng cây sát bên trong, rất linh hoạt và tiện lợi, hiệu quả, thẩm mỹ. Nhiều năm trước ở Hà Nội, cả đoạn tường gạch dài của công viên Bách Thảo dọc đường Hoàng Hoa Thám đã được phá bỏ để thay thế bằng hàng rào sắt thông thoáng hơn. Năm 2004, ở thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương dỡ bỏ các hàng rào ở nhiều công viên. Việc đó chưa được thực hiện một cách triệt để nhưng đã thể hiện một cách nhìn, một cách nghĩ đậm tính nhân văn.

Nhiều khi, đi trong phố nhìn những hàng rào kín đặc bịt bùng, thậm chí cả mảnh thủy tinh, dây kẽm gai giăng đầy thấy chạnh lòng xót xa. Công trình bị che chắn, thẩm mỹ bị ảnh hưởng, thị giác bị ngăn cảm, tâm lý bị ức chế. Những lúc đó thèm lắm đuợc nhìn thấy những hàng rào xanh ở quê nhà, những cọc tre xộc xệch, những bông hoa rực nở… thân thiện và gần gũi biết bao!

Hàng rào cùng phong cách kiến trúc với công trình đầy thẩm mỹ và thiện cảm – công trình trường Quốc Học – Huế
Hàng rào đá ong – vật liệu đặc trưng ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Hàng rào sắt ở những công trình kiến trúc Pháp, thoáng và không làm khuất lấp công trình
Hàng rào sắt kết hợp với cây, tạo cảm giác dịu dàng, mềm mại
Hàng rào đá của người Mông trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang; kín đáo, bền chắc mà vẫn hài hòa trong khung cảnh núi rừng
Hàng rào gạch mộc giản dị, gần gũi

 

Theo Nguyễn Trần Đức Anh/langmoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hàng rào, kiến trúc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193


Hôm nayHôm nay : 49193

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1071987

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74118958