03:24 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện thay đổi phương thức làm giàu của chàng trai trẻ ở Hàm Yên

Thứ ba - 18/02/2020 20:58
Trong những năm gần đây, thanh niên nông thôn đang chuyển dần từ nghề nông sang làm công nhân tại các khu công nghiệp hoặc xưởng sản xuất để có thu nhập nhanh hơn. Họ không mấy mặn mà với nhà nông bởi sự vất vả, một nắng hai sương mà thu nhập lại bấp bênh. Song bên cạnh đó, vẫn còn có những thanh niên yêu thích công việc “chân lấm tay bùn”, nổi bật trong đó có anh Nông Quốc Doanh, sinh năm 1994, thôn Mường, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang với mô hình sản xuất rau quả trong nhà lưới.

Chúng tôi đến thăm mô hình của anh vào thời điểm vườn dưa lê giống Hàn Quốc đang leo giàn, ra hoa kết quả. Nhìn những luống dưa thẳng hàng, xanh tốt, ngọn vươn lên quấn theo những dây khung trong khuôn viên nhà lưới, điểm xen nách cuống lá những bông hoa mới nở đang được những chú ong mật chăm chỉ thụ phấn cho hoa kết trái, phía dưới gần gốc những quả dưa non, xanh bóng đang lớn dần từng ngày.

Khi chúng tôi đặt vấn đề về cơ duyên nào thôi thúc anh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trong nhà lưới- một phương thức sản xuất rất mới trên địa bàn của tỉnh nhà, nhất là đối với vùng sâu như quê anh? Đồng thời đây là lĩnh vực đầu tư vốn lớn nhưng hệ số rủi do luôn cao... Anh trầm ngâm một lát rồi chia sẻ.

Gia đình anh là người dân tộc Tày, các cụ đến lập cư ở đất Phù Lưu từ rất lâu rồi. Bố mẹ sinh được hai người con, anh là con cả trong gia đình thuần nông với nghề chủ yếu là trồng cây ăn quả có múi. Trong thời gian là sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, những kỳ nghỉ hè được về nhà, anh thường cùng bố mẹ lên vườn chăm sóc cam. Do có lợi thế về khí hậu và đất đai phù hợp nên người ta ví trồng cam ở đất Mường dễ như trồng cây sắn ở dưới vùng thấp. Thật đúng là trồng cam thì không khó nhưng để có sản phẩm quả cam khi bán ra được thị trường chấp nhận thì chẳng dễ chút nào. Do cây cam sành có rất nhiều sâu bệnh gây hại, ngay từ giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa đến khi đậu quả phải phun thuốc phòng trừ định kỳ nên lượng thuốc phun trong thời gian này khá nhiều, làm cho chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận, sức khỏe của người sản xuất và gây ô nhiễm môi trường chung.

Thấu hiểu những vấn đề trên, để vừa có thu nhập, bảo vệ được sức khỏe cho người lao động và người tiêu dùng sản phẩm; đồng thời góp phần vào việc dần làm thay đổi nhận thức trong cộng đồng người sản xuất, từng bước thay đổi phương thức sản xuất, giảm dần việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học nên anh đã quyết định chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm rau quả an toàn trong nhà lưới.

Tháng 7 năm 2017, trong thời gian chờ nhận bằng tốt nghiệp, anh về quê huy động vốn vay 300 triệu đồng từ gia đình và bạn bè để xây dựng khu nhà lưới rộng 1.200mngay trong khuôn viên vườn nhà. Sau khi hoàn thiện, anh triển khai trồng thử giống dưa lưới và súp-lơ vụ Đông. Đến cuối năm bán sản phẩm cho thu nhập gần 60 triệu đồng. Trong năm 2018, anh bố trí trồng 3 lứa dưa lưới, sản phẩm làm ra mỗi vụ đều được thương lái Hà Nội thu mua, tổng thu nhập cả năm được 120 triệu đồng.

Bước sang năm 2019, anh có ý định thay đổi cây trồng để mong có thu nhập cao hơn, nhưng chưa biết sẽ trồng loại rau quả gì. Rất may, trong tháng 5 vừa qua anh được tham gia chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Sau chuyến đi học tập về, anh chuyển sang trồng giống dưa lê Hàn Quốc và liên kết với đại lý bán hàng ở Hà Nội để tiêu thụ sản phẩm với đơn giá từ 35 - 40 nghìn đồng/kg. Khi đã có đầu ra ổn định, anh tập trung vào chăm sóc để dưa cho quả to đều, mã đẹp, vị ngọt thơm, thu hái đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giao hàng đúng với nội dung cam kết. Hết lứa dưa, sản lượng thu được 3,5 tấn quả, với giá bán như đã ký với đại lý, anh thu về trên 120 triệu đồng. Tính sơ bộ hết năm 2019, anh đã thu hồi được toàn bộ số vốn đã bỏ ra để đầu tư xây dựng nhà lưới.  

Chàng trai trẻ Nông Quốc Doanh cặm cụi chăm sóc vườn dưa lê trồng trong nhà lưới

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hữu Ước - Chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết, toàn xã có 2.636 ha diện tích trồng cây có ăn quả có múi, trong đó có 2.511 ha cam. Hiện tại thu nhập của bà con trong xã chủ yếu nhờ vào trồng cam. Do độc canh cây trồng nên những năm cam được mùa lại mất giá. Mấy năm gần đây, lợi nhuận thu được từ trồng cam cũng giảm dần do chi phí vật tư đầu vào (nhân công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) đều tăng cao; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại trên diện tích cam của toàn xã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất, nước và không khí trong vùng. Anh Nông Quốc Doanh là một đoàn viên, thanh niên trẻ của xã nhà. Việc anh chủ động tự bỏ vốn đầu tư xây dựng mô hình trồng rau, quả trong nhà lưới là một hướng đi  mới, tiên phong mà nhiều gia đình có kinh tế vững trong vùng cũng chưa chắc dám đầu tư.

Tuy trong 2 năm lao động mới thu hồi được vốn đầu tư và bắt đầu có lãi nhưng đây là một thành công  bước đầu, từ mô hình này mở ra cho các hộ sản xuất độc canh cây cam trên địa bàn xã có thêm hướng sản xuất mới, đảm bảo sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định sẽ nâng cao thu nhập cho người sản xuất, góp phần sớm hoàn thành tiêu chí thu nhập, môi trường của xã nhà trong chương trình xây dựng nông thôn mới./.  

Nguyễn Mạnh Tường

TT Khuyến nông Tuyên Quang/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 35496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 299059

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73346030