04:39 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ chế chưa mở, chính sách chưa sâu

Thứ năm - 22/08/2013 23:39
Khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững mà Thủ tướng vừa phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg (Đề án 899). Tuy nhiên, làm thế nào để tư nhân đầu tư vào lĩnh vực luôn được coi là tiềm ẩn nhiều rủi ro này?

Lãi suất ưu đãi theo mùa vụ




Ông Phùng Đức Tiến - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: DN cần có chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, không tính theo năm mà tính theo mùa vụ sản xuất.
Vấn đề tái cấu trúc và đổi mới nông nghiệp không phải bây giờ mới nhắc tới mà có 5-6 năm về trước, đáng lẽ bây giờ bây giờ đã rõ hình hài nhưng chúng ta dàn trải không xác định được trọng tâm nên các mục tiêu dường như đều dở dang.
Mặc dù đã có nhiều chủ trương, cơ chế chính sách nhưng nhìn vào thực tế thì tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách chỉ đạt 6,2% so với 20% trước đây. Đối với FDI, số lượng dự án nông nghiệp chỉ có 3,3% và tổng vốn đầu tư có 1,3%. Đưa ra những con số như vậy để thấy rằng môi trường đầu tư vào nông nghiệp vẫn chưa thực sự mở và tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Để thay đổi thực trạng này cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và đặc biệt là phải xác định rõ được trọng tâm, trọng điểm. Tư duy mới phải gắn với cách làm mới chứ không thể áp dụng tư duy cũ trong cách làm mới được.
Về cơ chế chính sách, những cơ chế chính sách đã có hiện đã hết dư địa và thiếu chiều sâu nên không còn sức hấp dẫn đầu tư. Vì vậy, cần phải rà soát bổ sung. Ví dụ, các DN chăn nuôi khi mua thức ăn gia súc vẫn phải chịu 5% thuế GTGT, liệu có tính đến phương án miễn giảm thuế đối với lĩnh vực này hay không? Hay khi DN nhập con giống chất lượng cao thì có chính sách hỗ trợ như thế nào?
Với đầu tư thiết bị, DN cần có chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, không tính theo năm mà tính theo mùa vụ sản xuất. Bởi lẽ  thực tế, các DN địa phương rất khó có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay ở các thể chế tài chính và luôn bị các DN lớn hơn (thường là DN ở các đô thị hoặc DN xuất khẩu) chiếm dụng vốn. Các DN đa phần phải vay mượn vốn kinh doanh từ phía gia đình bạn bè (khoảng 30%), và nguồn vốn này không phải lúc nào cũng huy động được.
Đất là cản trở số 1



TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn -  Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp: Chính sách của Chính phủ là yếu tố có tính quyết định đối với quá trình tăng trưởng nhanh và đa dạng hóa mạnh mẽ của nông nghiệp Thái Lan.
Ngành nông nghiệp là động lực phát triển kinh tế đất nước, là nền tảng phát triển kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng đáng buồn là sự đầu tư cho nông nghiệp hiện quá ít ỏi, thiếu công bằng.
Nhìn ra các nước trong khu vực Đông Nam Á, sự đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp rất cao. Thái Lan là ví dụ điển hình. Chính sách của  Chính  phủ  là  yếu  tố  có  tính  quyết định đối với quá trình tăng trưởng nhanh và đa dạng hóa mạnh mẽ của nông  nghiệp Thái  Lan  trong  mấy  thập  kỷ  qua. Dựa  trên  cơ  chế  thị  trương tự  do,  Nhà nước  chủ  yếu  can  thiệp  một  cách  gián  tiếp  vào quá  trình  sản  xuất  và phân phối sản phẩm bằng chiến lược định hướng chính sách, biện pháp cụ thể như: chính sách giá nông nghiệp, bảo hiểm, xác định quyền sở hữu ruộng đất,  tín dụng. Sự can thiệp trực tiếp chủ yếu là thông qua đầu tư trực tiếp, nghiên cứu, triển khai và phát  triển  cơ  sở  hạ  tầng  nông  nghiệp. Ở một mức độ nhất định, Nhà nước cũng can thiệp trực tiếp vào thị trường thông qua chính sách xuất nhập khẩu.
Trong khi đó, ở VN, các DN đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là DNVVN với xuất phát điểm quá thấp về vốn, công nghệ, điều kiện cơ sở hạ tầng… Để có được đất đai xây dựng mặt bằng sản xuất, các DN ngoài hàng rào KCN hoàn toàn phải xoay sở trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, DN còn tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm đất đai. Nói cách khác, vốn đất vẫn là cản trở số một đối với DNNVV đầu tư vào nông nghiệp. Do vậy, để thu hút tư nhân đầu tư vào nông nghiệp, trước hết nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực... Cần tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào DN như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất.
Chính sách bền vững



Ông Phan Minh Nguyệt - Chủ tịch, TGĐ Cty TNHH nhà nước MTV Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội (HADICO): Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, gắn quy hoạch vùng nguyên liệu và đầu tư chế biến...
Các chính sách thu hút đầu tư  vào trong sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn nhiều bất cập. Chủ trương của nhà nước đã có nhưng giải pháp thì chưa đồng bộ, chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Bản thân các DN Nhà nước cũng còn có khó khăn huống chi là các DN tư nhân.  Bản thân Cty chúng tôi cũng được giao 4 dự án thì chỉ 1 dự án được triển khai. 3 dự án kia không có cơ chế rõ ràng, không được giao đất chúng tôi không thể làm được. Dự án thành công thì đến 2010 cũng đã bị thu hồi đất để cho dự án khác mà được cho là hiệu quả hơn ngành nông nghiệp.
Muốn thu hút được đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này thi phải có một chính sách phát triển bền vững. Nhà nước phải xây dựng cơ sở hạ tầng, điện đường, trường trạm... để họ có thể đầu tư lâu dài, tạo hiệu quả và đem lại bộ mặt mới cho vùng đó. Hiện tại, tư nhân muốn đầu tư nông nghiệp phải chạy dự án, thời gian để được phê duyệt dự án lâu, thủ tục vay vốn rất khó, DN lấy gì để làm tài sản đảm bảo khi mà cần vốn đầu tư  ban đầu lớn nên nhiều khi họ bị lỡ cơ hội.
Đặc biệt, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, gắn quy hoạch vùng nguyên liệu và đầu tư chế biến, không để tình trạng tranh mua, tranh bán thì các nhà đầu tư mới yên tâm đầu tư nhà xưởng, máy móc.
Ngoài ra, chính sách bảo hiểm nông nghiệp cùng cần được phát triển để DN có thể giảm tối đa những rủi ro mà ngành này mang lại. Hiện nay, mới chỉ có một số Cty bảo hiểm được chỉ định để bảo hiểm cho các sản phẩm, dự án ngành nông nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN.
Rõ ràng, nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng các nước tiến tiến như Pháp, Mỹ, Hà Lan... vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp. Họ phải tính được hiệu quả đầu tư thì mới dám đầu tư.

Rào cản cơ chế



Ông Andy Baker - Trưởng đại diện Oxfam tại VN: Các chính sách đề xuất nên tập trung vào 3 vấn đề chính là: Cải cách thể chế; Nâng cấp chuỗi giá trị gạo và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và XK.
Lĩnh vực nông nghiệp được xem là một thế mạnh của VN, tuy nhiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế do còn nhiều rào cản về cơ chế.
Ví dụ, sản xuất lúa gạo được xem là một trong những ngành mang lại giá trị kinh tế, ngành này đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ với một loạt các chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, sự can thiệp của Chính phủ đôi khi không hiệu quả và thiên vị cho các DN Nhà nước.
Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi cho rằng các chính sách đề xuất nên tập trung vào 3 vấn đề chính là: Cải cách thể chế; Nâng cấp chuỗi giá trị gạo và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và XK
Cụ thể, cải cách thể chế có thể thực hiện bằng việc lập ra hiệp hội người trồng lúa. Hiệp hội này là một tổ chức kinh tế đại diện cho người trồng lúa để làm việc với Hiệp hội luơng thực VN (VFA). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ phù hợp cho VFA như là một hiệp hội ngành thể hiện các lợi ích hợp pháp của tất cả các DN xuất khẩu gạo.
Về nâng cấp chuỗi giá trị: ưu tiên vùng ĐBSCL bằng việc hình thành các vùng chuyên canh lúa được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi), hệ thống chế biến (sấy khô và kho dự trữ) và kinh doanh (vận tải). Bên cạnh đó, để tăng cường mối liên kết nông dân và DN, cần khuyến khích ký kết hợp đồng nông sản hay cung cấp đầu vào cho sản xuất lúa gạo. 
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và XK gạo cũng rất cần thiết đặc biệt là tăng tính minh bạch trong xuất khẩu gạo và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gạo. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thực hiện cơ chế đấu thầu trong việc phân bố các hợp đồng G2G giữa các DN xuất khẩu gạo; Đẩy mạnh xây dựng các kho dự trữ gạo...

Hội thảo “Phát huy vai trò của DN trong xây dựng Nông thôn mới” dự kiến được báo DĐDN tổ chức vào ngày 23/8/2013 tại Hà Nội.
 

P.Nam, T.Anh, M.Thanh, 
X.Sơn
 thực hiện
Nguồn dddn.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 34214

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 985243

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72667952