06:33 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ giới hóa nông nghiệp: Nhà nông khỏe, vật nuôi cũng khỏe

Thứ ba - 14/07/2015 23:40
Để góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng chất tiêu chí thu nhâp cho nông dân, huyện Củ Chi đang dốc sức cơ giới hóa nông nghiệp.

Đầu tiên phải nhắc đến Đề án “Tăng cường cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa” đang thực hiện ở huyện. Sau 2 năm thực hiện đề án (2013-2014), Trung tâm Khuyến nông Củ Chi đã đầu tư cho 464 hộ trên địa bàn huyện với 295 máy vắt sữa, 43 thiết bị rửa máy vắt sữa, 853 bình nhôm đựng sữa, 36 máy băm thái cỏ, 2 máy trộn thức ăn TMR và 59 hệ thống làm mát. Theo đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 50% chi phí mua thiết bị và 50% do nông dân trả dần trong 6 tháng không tính lãi.

Co gioi hoa nong nghiep: Nha nong khoe, vat nuoi cung khoe
Nông dân nuôi bò sữa Củ Chi sử dụng máy vắt sữa đơn. Ảnh: T.T

Theo nhiều nhà nông nuôi bò sữa ở Củ Chi, việc áp dụng máy vắt sữa đã giúp giảm chi phí công lao động, hạn chế nhiễm vi sinh trong sữa, rút ngắn thời gian vắt sữa, nâng cao sản lượng, chất lượng sữa đáp ứng yêu cầu của nhà thu mua.

Ngoài ra, máy vắt sữa còn giúp nông dân chủ động trong việc quản lý quy trình khai thác sữa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tỷ lệ bệnh viêm vú ở bò. Anh Trần Văn Cường - nông dân nuôi bò sữa ở ấp 6, xã Tân Thạnh Đông cũng cho biết, hệ thống làm mát chuồng trại đã giúp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với sinh lý của bò, giảm stress nhiệt và đảm bảo sức khỏe cho đàn bò sữa…

Bà Nguyễn Thị Liễu Kiều – Phó Trưởng phòng Kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông TP.HCM) nhận định, cái khó của dự án là vốn đối ứng của nông dân nuôi bò sữa. Chính vì vậy, khi tham gia đề án này nông dân phải chuẩn bị nguồn vốn đối ứng và tham gia tới cùng để tránh gây khó khăn cho nhà đầu tư. Bà Kiều cũng cho rằng, để tăng sản lượng và chất lượng đàn bò sữa, cũng như đáp ứng yêu cầu của công ty thu mua sữa, người chăn nuôi bò sữa buộc phải áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi. Theo Trạm Khuyến nông huyện, hiện trên địa bàn huyện Củ Chi có hơn 1.000 hộ chăn nuôi bò sữa.

Không chỉ trong chăn nuôi bò sữa, huyện Củ Chi cũng đang thực hiện cơ giới hóa trồng rau thông qua mô hình “Cơ giới hóa trong trồng rau”. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện đã chuyển giao 42 máy phun thuốc cho nông dân trồng rau trên địa bàn huyện.

Ông Dương Văn Minh - Trưởng trạm Khuyến nông Củ Chi cho biết, mô hình “Cơ giới hóa trong trồng rau” trong những năm qua đã giúp giải phóng sức lao động thủ công trên địa bàn, cải thiện tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện mở rộng diện tích trên địa bàn, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 347

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 345


Hôm nayHôm nay : 63580

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1035748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71263063