05:34 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Con nợ nghìn tỷ: Nhởn nhơ du lịch nước ngoài, mua ôtô xịn

Chủ nhật - 21/06/2015 04:10
“Dù doanh nghiệp còn đang nợ nần chồng chất nhưng đến kỳ hạn vẫn cố tình chây ỳ. Không những vậy, những con nợ vẫn vô tư đi du lịch nước ngoài, thay đổi xe sang liên tục” khiến ngân hàng phải chào thua.

Bó tay với con nợ

Đó là một thực trạng được ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế phản ánh về nỗi khổ khi đi đòi nợ của các ngân hàng trong một hội thảo mới đây. Bàn về việc xử lý nợ xấu, ông Lực cho rằng, rất khó để bắt những trường hợp như thế phải hoàn trả đủ những khoản nợ ngân hàng. Đây là một trong những vấn đề, theo ông, đang khiến việc xử lý nợ xấu vẫn còn “nhiều việc phải làm.”

Theo ông Lực, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đặc biệt là phía lực lượng công an, chính quyền địa phương trong những vấn đề tương tự khi các doanh nghiệp, cá nhân cố tình không trả nợ gặp nhiều khó khăn. Công tác cưỡng chế rõ ràng đang có “vấn đề” bởi có khi tòa án đã ra quyết định cuối cùng nhưng chẳng tìm thấy con nợ đâu.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho biết, với 300.000 tỷ đồng nợ xấu không phải vấn đề lớn, khi các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro được 150.000 tỷ đồng, số còn lại Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có thể xử lý được.

“Trong số 13.500 án dân sự liên quan tới tổ chức tín dụng, tới nay mới xử lý được 300 án. Nhiều lãnh đạo ngân hàng nói rằng họ quá mệt mỏi và không sức đâu đi kiện tụng. Vì từ khi khởi kiện tới khi thi hành án cũng phải 1 - 2 năm, thậm chí 10 năm. Giờ chỉ cần xử được 1 nửa số án dân sự còn tồn đọng đã có thể xử lý được 1 nửa nợ xấu ngân hàng”, TS Vũ Đình Ánh cho biết.

Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở , nợ-xấu, ngân-hàng, ngân-hàng-nhà-nước, mua-bán-nợ, nợ-công, pháp-lý,Ngân hàng , xử lý nợ xấu

Nhiều doanh nghiệp đang nợ nần chồng chất

Chỉ ra vướng mắc với quá trình xử lý nợ xấu của VAMC, TS Nguyễn Quốc Hùng liệt kê tới 11 khó khăn, bất cập, như: Tiến hành cơ cấu nợ, giảm lãi còn nhiều hạn chế; có doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tại nhiều tổ chức tín dụng; khách hàng không đồng ý bàn giao tài sản đảm bảo; VAMC không có quyền chủ động xử lý nợ xấu mua bằng tài sản đảm bảo…

 

Đau đầu xử lý nợ

Thực tiễn xử lý nợ xấu ở nước ta trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo Luật sự Trương Thanh Đức, vướng mắc lớn nhất chính là sự cản trở pháp lý với 4 nhóm: Cản trở pháp lý do xung đột pháp luật; cản trở pháp lý do sự bất cập pháo luật; cản trở pháp lý do áp dụng sai luật và cản trở pháp lý do bất chấp pháp luật” và “ước lượng 70% rào cản xử lý nợ xấu là do các vướng mắc pháp lý.

Một vấn đề nguy hiểm nhất khi xử lý nợ xấu là “cản trở pháp lý.” Theo quy định, ngân hàng có quyền được thu giữ tài sản trong một số trường hợp nhưng ông Đức cho rằng, quyền này khó được thực hiện bởi “sức ép dư luận” ủng hộ cho đối tượng nợ.

Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở , nợ-xấu, ngân-hàng, ngân-hàng-nhà-nước, mua-bán-nợ, nợ-công, pháp-lý,Ngân hàng , xử lý nợ xấu

Thực tiễn xử lý nợ xấu ở nước ta trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng tình, bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam còn khẳng định, phía tổ chức tín dụng gặp khó ngay từ khi khởi kiện với những trường hợp bắt buộc.

Ông Đức kiến nghị, đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là, phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của "chủ nợ" thay vì "con nợ", tức là bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, tahy vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hóa trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả thì không thể chỉ trông chờ và nỗ lực của riêng ngành Ngân hàng mà còn cần sự tham gia tích cực của các tổ chức đơn vị có liên quan, từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy trình thủ tục đến thực phi pháp luật liên quan đến tín dụng ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp.

NHNN nên đóng vai trò đầu mối phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ xây dựng để chính sửa các quy định có liên quan từ Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở đến các văn bản hướng dẫn dưới luật, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ nợ và người vay nợ.

Theo Vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148


Hôm nayHôm nay : 25088

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 170961

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73217932