09:18 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp

Thứ ba - 24/02/2015 02:46
Không thể trông mong vào doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh bởi trong mấy năm gần đây nền kinh tế khó khăn đã khiến không ít DN vào cảnh khốn khó, không thể vay vốn ngân hàng để phát triển. Vì vậy, thay vì chỉ chú trọng vào DN, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay nông nghiệp. Mặc dù cho vay nông nghiệp không lớn như các ngành khác do nguồn vốn vay nhỏ, chia đều cho các hộ nông dân, song điều này cũng có nghĩa rủi ro sẽ thấp hơn...
Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng, nhiều hộ nông dân đã phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Ảnh: Thái Hiền
Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng, nhiều hộ nông dân đã phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Ảnh: Thái Hiền


Nếu như trước đây, mảng cho vay nông nghiệp là thửa đất "độc quyền" của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), đến nay nhiều ngân hàng khác cũng chú trọng tới khu vực này. Được coi là một trong những lĩnh vực ưu tiên về nguồn vốn vay cũng như lãi suất vay, các ngân hàng liên tục đưa ra các gói ưu đãi với lãi suất khá "mềm". Mới đây, Ngân hàng TM cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đề xuất với Ngân hàng Nhà nước giải pháp cho vay 10.000 tỷ đồng để các hộ nông dân khu vực Tây Nguyên thay đổi cơ cấu cây trồng. Đề án cụ thể đã được LienVietPostBank xây dựng nhằm phát triển cây mắc-ca tại khu vực Tây Nguyên; góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất của các hộ nông dân, kỳ vọng tạo hiệu quả lớn hơn so với cây cà phê - loại cây chủ lực trong nhiều năm qua. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực LienVietPostBank cho rằng, cây cà phê tại địa bàn Tây Nguyên đang có sự sụt giảm mạnh về năng suất do sự già hóa theo thời gian. Trong số hơn 450 nghìn héc-ta cà phê của khu vực đã có khoảng 100 nghìn héc-ta bị già cỗi (hơn 20 năm tuổi), năng suất dưới 1,5 tấn/héc-ta, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại. Trong khi đó, các hộ dân rất khó thực hiện tái canh vì phải mất 5-6 năm cây cà phê mới cho thu nhập trở lại, chi phí đầu tư cũng tốn kém (mỗi héc-ta để tái canh cần đầu tư khoảng 250-300 triệu đồng). Vì vậy, khu vực này cần một sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn. Đó là đưa cây mắc-ca vào thay thế, trồng thuần hoặc trồng xen với cây cà phê. Cây mắc-ca cho quả có nhân chứa chất dinh dưỡng cao, hàm lượng dầu tới 78%, trong dầu mắc-ca có trên 87% là axít béo không no, hàm lượng protein trong nhân tới 9,2%, cùng 20 loại axít amin rất cần thiết cho cơ thể… Tại Việt Nam, mắc-ca đã được trồng khoảng 20 năm, chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nhưng diện tích vẫn còn hạn chế, khoảng 3.000 héc-ta. Đây được xem là cây trồng làm giàu của nông dân khi chi phí đầu tư trồng mắc-ca thấp hơn cây cà phê và có thể cho lãi 510-520 triệu đồng/ha/năm trong hơn 60 năm. Theo Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn, các dự án trồng cây mắc-ca có quy mô từ 50 héc-ta trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/héc-ta để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở…

Nhiều ngân hàng khác lại chú trọng cho vay để trang trải chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp với nông dân nếu có phương án, dự án sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa bàn nông thôn. Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) có mức cho vay tối đa tại 80% nhu cầu vay ngắn hạn và 70% trung - dài hạn. Ngân hàng Phát triển Mêkông (MDB) dành nguồn vốn lớn cho nông dân vay theo hình thức tín chấp, không cần tài sản bảo đảm nhằm hỗ trợ tăng cường sản xuất và kinh doanh, với giá trị vay 50 triệu đồng. MDB cũng cho vay thế chấp, với vốn vay tối đa 600 triệu đồng, thời hạn vay 60 tháng, lãi suất được tính trên số dư nợ giảm dần... Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) dành chương trình cho vay với hộ nông dân để mở rộng sản xuất, tỷ lệ vay 100% nhu cầu vốn cần thiết và tối đa 80% giá trị tài sản thế chấp. HDBank sẽ cung cấp nguồn vốn hỗ trợ khách hàng bổ sung vốn trồng trọt (bao gồm chi phí mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, nhân công chăm sóc, thu hoạch), bổ sung vốn chăn nuôi, chi phí mua con giống, thức ăn, nhân công chăm sóc; mua máy cày, máy kéo, gặt đập liên hợp; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để mở rộng quy mô trồng trọt; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đầu tư trang trại phục vụ chăn nuôi...
Theo hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 53750

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1122234

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60130557