23:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để hàng Việt trụ vững tại nông thôn

Chủ nhật - 21/09/2014 04:30
Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” của tỉnh Quảng Trị được người dân trên địa bàn đánh giá cao. Nét nổi bật của các phiên chợ hàng Việt là tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống người tiêu dùng nông thôn, giá cả hợp lý và ưu tiên các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn.
Nét nổi bật của các phiên chợ hàng Việt là tập trung vào các mặt hàng thiết yếu

Nét nổi bật của các phiên chợ hàng Việt là tập trung vào các mặt hàng thiết yếu

CôngThương - Địa điểm tổ chức các phiên chợ hàng Việt phân bố đều ở các địa phương, từ các vùng ven biển đến các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Ông Nguyễn Văn Trình - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (TTKC & XTTM) - cho biết, từ nguồn kinh phí quốc gia và của tỉnh, năm 2014, TTKC & XTTM tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức 8 phiên chợ hàng Việt tại các vùng nông thôn, miền núi: Huyện Gio Linh, Vĩnh Linh tháng 7/2014, huyện Hải Lăng tháng 8/2014; thị trấn KrongKlang và xã Tà Rụt, huyện Dakrong tháng 9/2014… Mỗi phiên chợ bình quân có từ 20-25 gian hàng tiêu chuẩn, thu hút từ 10-12 DN tham gia.

Để thu hút, giúp người dân hiểu rõ về hàng Việt và Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trước mỗi phiên chợ hàng Việt, TTKC&XTTM Quảng Trị phối hợp với các địa phương làm tốt công tác thông tin, cổ động…. Nhờ vậy, mỗi phiên chợ hàng Việt tổ chức bình quân thu hút trên 3.000 lượt người đến tham quan, mua sắm.

Ông Trình cho hay, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo uy tín cho các phiên chợ, TTKC&XTTM Quảng Trị rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa. Theo đó, hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp…; khuyến khích DN tham gia có các chương trình khuyến mãi, hậu mãi; tổ chức các hoạt động ý nghĩa như giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo vượt khó... Vì vậy, hiệu quả của các phiên chợ hàng Việt rất rõ.

Các phiên chợ hàng Việt ở Quảng Trị là cơ hội để người tiêu dùng tiếp cận nguồn hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp do DN trong nước sản xuất, tạo tâm lý ưa chuộng hàng Việt trong cộng đồng dân cư nông thôn.

Ông Phan Thành Chung - Chủ tịch UBND xã miền biển Hải An - cho rằng, phiên chợ hàng Việt là cơ hội để người dân địa phương tham quan, mua sắm hàng Việt. Người tiêu dùng mong muốn các phiên chợ hàng Việt sẽ được tổ chức thường xuyên, các mặt hàng phong phú hơn, nhất là các nhu yếu phẩm thiết yếu…

Qua hơn 3 năm triển khai CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, TTKC&XTTM tỉnh phối hợp với các DN trên địa bàn tổ chức hàng chục chuyến đưa hàng Việt về nông thôn. Mỗi phiên chợ có nét đặc trưng riêng phù hợp với từng vùng, miền và hiệu quả quan trọng nhất qua các phiên chợ là góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Tài - giáo viên đã nghỉ hưu ở xã Gio Việt, Gio Linh - chia sẻ: Trước đây, khi mua sắm người dân thường quan tâm đến hàng hóa giá rẻ, mẫu mã đẹp… Khi CVĐ được tuyên truyền mạnh mẽ, người dân đã nâng cao nhận thức. Đặc biệt, tại các phiên chợ hàng Việt người dân được tiếp cận với nhiều thương hiệu sản phẩm hàng Việt có chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… nên đã chuyển sang sử dụng hàng hóa Việt Nam.

Điều đó chứng tỏ, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn ở Quảng Trị có những thành công đáng kể, góp phần nâng cao nhận thức của DN về thị trường nông thôn nhiều tiềm năng, từ đó có sự điều chỉnh trong sản xuất, xây dựng kênh phân phối sản phẩm phù hợp.

Tuy nhiên, trên thực tế, sau mỗi phiên chợ hàng Việt thì hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lại “chiếm lĩnh” nhiều vùng nông thôn, miền núi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hàng Việt đủ sức cạnh tranh và trụ vững tại các thị trường này một cách ổn định và bền vững? DN và các cấp quản lý nhà nước ở Quảng Trị cần lưu tâm.

Theo baocongthuong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 311

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 307


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1100458

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71327773