17:44 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm mặt những mặt hàng chịu sức ép từ TPP

Thứ hai - 23/05/2016 04:05
Ngoài những cơ hội mà TPP mang lại, Bộ Công Thương cũng chỉ ra nông nghiệp- chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.

 

Sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có được cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.

Hiện nay đã có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam với mục tiêu biến nước ta trở thành cơ sở quan trọng nằm trong chuỗi sản xuất công nghệ cao. Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngành càng mạnh, đây là cơ hội để nâng tầm kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới. TPP sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020. XK cũng tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên Bộ Công Thương cũng không quên dẫn ra những thách thức không hề nhỏ với Việt Nam. Theo đó, với một số loại nông sản mà Mỹ và một số nước khác trong TPP (Australia, New Zealand, Chi Lê) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.

 Tuy nhiên, với 2 mặt hàng này Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm). Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản xuất một số loại thịt (riêng Thái Lan XK khoảng 4,5 tỷ USD thịt gà mỗi năm).

Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này Việt Nam vẫn phải NK với số lượng lớn, trong nước cũng đã quen với cạnh tranh, đó là sản phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. Ngoài ra, với sữa và thịt bò, Việt Nam cũng đã có cam kết với Australia và New Zealand trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN đã ký với 2 nước này.

Với 4 nhóm hàng nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng hạn ngạch thuế quan thì việc tham gia TPP dự kiến không đem lại tác động đáng kể. Với đường, muối, trứng gia cầm, Việt Nam duy trì được hạn ngạch thuế quan với lượng tương tư như khi gia nhập WTO. Với thuốc lá, Việt Nam chỉ mở cửa sau lộ trình 20 năm kể từ khi TPP có hiệu lực.

Một số sản phẩm công nghiệp mà TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của Việt Nam, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong tương lai 10-15 năm nữa sản phẩm của Việt Nam vẫn chủ yếu hướng tới phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc cao cấp.

Một số sản phẩm các nước TPP có sản xuất, thuế NK của Việt Nam đang duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế NK là chính, không gây ra sức ép cạnh tranh bao gồm: Bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hòa không khí, đồ nội thất, rượu, thuốc lá.

Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, phía Bộ Công Thương lạc quan nhìn nhận, kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy, mặt thuận lợi là cơ bản, chủ yếu, rủi ro và thách thức là có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức.

Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp- chăn nuôi, Chính phủ sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ… để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đủ sức đứng vững trên sân nhà. Với các chương trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp như triển khai cánh đồng mẫu lớn… Việt Nam cần rút kinh nghiệm để nhân rộng và phát triển hợp lý trong tương lai. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình tái cơ cấu lại.

Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu là kéo giãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó bị động, lúng túng khi thách thức đến.

Theo Phan Thu/baohaiquan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 447335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73494306