08:23 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điện khí hoá nông thôn: Quảng Ninh đi đầu

Thứ sáu - 28/08/2015 11:05
Là tỉnh miền núi, biển đảo địa hình trải dài, phức tạp, dân cư phân tán dẫn đến suất đầu tư hạ tầng lớn, thế nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận từ các tầng lớp nhân dân, nhiệm kỳ 2010-2015, Quảng Ninh đã đi đầu trong cả nước về việc hoàn thiện lưới điện nông thôn. Không những thế, nhiều dự án đã trở thành “mô hình tốt - quyết sách hay”, là hình mẫu để nhiều địa phương khác học tập kinh nghiệm.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn giai đoạn I, II (ảnh chụp tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ tháng 6-2013).
Các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn giai đoạn I, II (ảnh chụp tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ tháng 6-2013).

Quyết tâm lớn của tỉnh

Xác định “điện khí hoá nông thôn” phải đi trước một bước để tạo nền tảng và động lực trong phát triển KT-XH cho người dân khu vực nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, nên việc đầu tư điện lưới quốc gia cho những khu vực này được tỉnh đặc biệt quan tâm. Do đó, khu vực nào “trắng điện” trên đất liền được đầu tư xây mới trạm biến áp, đường dây trung, hạ thế, còn các xã đảo đều được tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí để có thể sử dụng điện diezel và pin năng lượng mặt trời. Chính vì vậy, ngay từ năm 2004, Quảng Ninh đã đạt mục tiêu 100% số xã có điện, trong đó bao gồm 8 xã đảo và 1 thị trấn là Bản Sen, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn (huyện Vân Đồn); Cái Chiên (huyện Hải Hà); Đồng Tiến, Thanh Lân và thị trấn Cô Tô (huyện Cô Tô). Tuy nhiên, do lưới điện kéo dài nên tính ổn định trong cung cấp điện không cao, công suất điện lúc đó cũng chỉ đáp ứng được một phần cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Việc sử dụng điện diezel và pin năng lượng mặt trời cũng gây không ít bất cập khi giá thành sử dụng điện quá cao, thời gian sử dụng điện trong ngày thấp. Năm 2009, sau khi trở thành một trong những tỉnh đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành việc bàn giao điện nông thôn về cho ngành Điện quản lý, Quảng Ninh bắt đầu họp bàn cùng với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về việc triển khai một loạt các dự án lớn để kéo điện về tận các thôn, bản. Trong đó đầu tiên phải kể đến Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn, kéo điện về cho 226 thôn, khe, bản. Ban đầu dự án được chia làm 4 giai đoạn và dự kiến đến năm 2014 sẽ kết thúc với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là dự án đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng KT-XH, suất đầu tư lớn, có nơi lên tới 200 triệu đồng/hộ như: Hoành Bồ, Hải Hà, Bình Liêu nhưng không mang lại hiệu quả tài chính kinh doanh cho doanh nghiệp, nên không thể vay vốn các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Với quyết tâm hoàn thành dự án, Quảng Ninh cùng với ngành Điện thống nhất lồng ghép, rút ngắn lại còn 2 giai đoạn, đặc biệt tỉnh và ngành Điện sẽ cùng “chung tay” bố trí nguồn vốn cho dự án. Theo đó, phần trung áp, các trạm biến áp với kinh phí trên 22 tỷ đồng sẽ do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đầu tư; phần hạ áp trên 150 tỷ đồng sẽ do tỉnh đầu tư. Ngay sau khi gỡ được nút thắt về vốn, dự án đã được tỉnh và ngành Điện triển khai hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thi công đồng loạt. Tháng 6-2013, ngay tại Lễ khánh thành dự án, đồng chí Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: “Dự án về đích sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra cho thấy, Quảng Ninh đã dám biến quyết tâm thành hiện thực. Đặc biệt, Bộ Công Thương đánh giá cao mô hình hợp tác, chung tay giữa Quảng Ninh và ngành Điện. Đây là một cách làm đột phá, sáng tạo và quan trọng hơn cả, Quảng Ninh thực sự coi việc này là việc của địa phương. Cách làm này đã đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước mang điện lưới đến tất cả các thôn, khe, bản và chắc chắn 12.000 hộ dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới sẽ đổi thay từ dự án này”. Cùng chứng kiến lễ khánh thành dự án, anh Bàn Hữu Thuận một người dân thôn Phủ Liễn, xã Đồng Sơn, Hoành Bồ, xúc động cho biết: Ngay sau buổi lễ khánh thành này, chiếc đèn dầu làm bằng vỏ đạn 37 ly mà bố tôi để lại sẽ được cất vào tủ làm kỷ niệm. Để thắp sáng ước mơ của bà con, có lẽ chỉ có Đảng và Chính phủ mới làm được điều này.

Vận chuyển cột điện để thi công đường điện tại xã Quảng Lâm, huyện Hải Hà (tháng 3 - 2013) - một trong những công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn giai đoạn II.
Vận chuyển cột điện để thi công đường điện tại xã Quảng Lâm, huyện Hải Hà (tháng 3 - 2013) - một trong những công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn giai đoạn II.

Đến mục tiêu 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia

Tiếp nối ngay sau thành công của Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn, Quảng Ninh bắt đầu đặt ra một mục tiêu lớn hơn, đó là đưa điện lưới quốc gia đến tất cả các huyện đảo. Không chỉ chung tay, sẻ chia trách nhiệm cùng ngành Điện, Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô năm 2013 và Dự án đưa điện lưới ra 5 xã đảo Vân Đồn năm 2014 đã được tỉnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và sự đồng thuận của nhân dân. Trong đó, Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô đã trở thành hình mẫu trong cả nước khi huy động xã hội hoá được tới 212/1.107 tỷ đồng. Còn đối với Dự án đưa điện lưới ra các xã đảo Vân Đồn, mặc dù phạm vi ảnh hưởng trải rộng tới tận 5 xã đảo nhưng 100% người dân tự nguyện hiến đất, chặt cây để ủng hộ dự án. Đây cũng là những yếu tố quan trọng, góp phần đưa 2 dự án về đích sớm so với tiến độ đặt ra. Đáng chú ý là với việc hoàn thành 2 dự án trọng điểm trên đã nâng tỷ lệ số hộ có điện lưới quốc gia của Quảng Ninh lên 99,85%, góp phần quan trọng trong việc giúp các xã cơ bản đạt tiêu chí về điện nông thôn (tiêu chí 4) theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Không những vậy, chỉ sau một thời gian ngắn có điện lưới, bộ mặt nông thôn tại những khu vực này đã thay đổi hoàn toàn, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Không dừng lại ở tỷ lệ 99,85% số hộ dân được sử dụng điện (cao thứ 2 cả nước), cuối năm 2014, Quảng Ninh tiếp tục xin ý kiến Chính phủ về việc đầu tư điện ra đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà) và đảo Trần (huyện Cô Tô). Sau một thời gian khẩn trương triển khai các bước để thực hiện dự án, ngày 29-7-2015, Chính phủ đã có văn bản số 5908 đồng ý chủ trương đầu tư Dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà và đảo Trần, huyện Cô Tô. Dự án có quy mô: Xây mới 56,326km đường dây trung áp 22kV; 6 trạm biến áp; 6,314km đường dây hạ áp; 222 công tơ đo đếm và 35,3km cáp thông tin liên lạc. Tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.

Dự kiến đến cuối năm 2015, sau khi hoàn thành việc cấp điện cho xã đảo Cái Chiên và đảo Trần, Quảng Ninh sẽ hoàn thành mục tiêu 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Kết quả này, một lần nữa khẳng định quyết tâm đi đầu cả nước của Quảng Ninh trong việc hoàn thiện lưới điện nông thôn, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của tỉnh đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và là nền tảng để Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
 

Theo Báo Quảng Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 275


Hôm nayHôm nay : 42356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 362059

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73409030