08:15 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điều kiện sống của người dân nông thôn được cải thiện

Thứ ba - 07/11/2017 22:09
Các hộ nghèo nhận được trợ giúp tích cực về tín dụng, đất đai, kỹ thuật... để không bị bỏ lại phía sau.

Đây là thông tin đưa ra trong Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam qua kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố ngày 7/11.

Đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của Trường Đại học Liên hợp quốc (UNU-WIDER) cho biết, Báo cáo dựa trên mẫu điều tra 2.669 hộ gia đình ở các vùng nông thôn thuộc 12 tỉnh của Việt Nam. Kết quả điều tra cho phép các chuyên gia kinh tế tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở một số vùng, về một số nhóm đối tượng bị bỏ lại phía sau; sự hưởng lợi của hộ gia đình từ sự phát triển kinh tế chung, đề xuất về nguồn lực, chính sách đối với một số vùng.

Điều kiện sống của người dân nông thôn được cải thiện - Ảnh 1

Đời sống người dân nông thôn được cải thiện rõ nét.

 

GS.Finn Tarp, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới nhận xét tăng trưởng kinh tế bền vững trong thập kỷ qua góp phần cải thiện đáng kể phúc lợi của người dân Việt Nam. Nhiều hộ nghèo nhận được sự hỗ trợ và dịch vụ của Chính phủ để giúp họ thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch lớn về phúc lợi và việc tiếp cận các nguồn lực giữa các nhóm dân tộc.

Nhóm nghiên cứu về đất đai ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường quyền sở hữu đối với đất đai và khuyến khích đầu tư. Đơn cử việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tác động tích cực đến việc lựa chọn cây trồng và đầu tư trên đất.

Tiếp cận tín dụng chính thức là công cụ quan trọng giúp xoá đói, giảm nghèo. Tuy vậy, các hộ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng. Theo khảo sát, có khoảng trên 28% hộ gia đình có ít nhất một khoản vay, trong khi có tới hơn 71% hộ không có khoản vay nào. Trong số 768 hộ gia đình có ít nhất 1 khoản vay, có 145 hộ có khoản vay thứ 2 và 34 hộ có khoản vay thứ 3.

Ngoài ra, vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng trong việc tiếp cận tín dụng, tỷ lệ hộ có các khoản vay mà có chủ hộ không biết đọc, biết viết tăng lên. Tỷ lệ hộ thiểu số tiếp cận tín dụng tăng lên, bao gồm cả tín dụng chính thức. Nhóm hộ nghèo nhất có sự gia tăng về tiếp cận tín dụng trong khi các hộ thuộc nhóm giàu thứ hai lại giảm.

Tình trạng di cư diễn ra khá phổ biến, trong đó, có các tỉnh có nhiều hộ có người di cư là Quảng Nam, Nghệ An, Đắk Nông… và nơi đến của họ là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk. Người di cư thường là nam giới, thuộc các gia đình nghèo hơn trong cộng đồng.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các hộ gia đình ở miền núi phía Bắc như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu vẫn tiếp tục lạc hậu ở một số chỉ tiêu về phúc lợi. Nông dân ở các tỉnh phía Bắc ít theo xu hướng thương mại hơn các tỉnh phía Nam.

Để đảm bảo những thành tựu về kinh tế được chia sẻ đồng đều, nhóm UNU-WIDER cho rằng, các nhà hoạch định chính sách cần đặt trọng tâm chính vào việc thu hẹp các khoảng cách chênh lệch trong những năm tới. Việc giải quyết những bất bình đẳng này phải đảm bảo rằng nhóm hộ nghèo và dễ bị tổn thương nhất không bị bỏ lại phía sau và tiếp tục là những vấn đề trọng tâm. “Các nhà làm chính sách cần tránh phụ thuộc vào các chính sáng mang tính “thẩm thấu” mà thay vào đó cần đặt trọng tâm vào các can thiệp với mục tiêu rõ ràng, hướng đến tăng cường phúc lợi của các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất”, đại diện nhóm UNU-WIDER khuyến nghị.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, muốn cho các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn thì chính các hộ nông dân phải hành động, không chỉ quanh năm sản xuất với mảnh ruộng và một số vật nuôi. Việc cho vay vốn không chỉ để giải quyết một số sự vụ để xóa đói giảm nghèo. Vay vốn và để tạo ra sức sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp với sự chuyên môn hóa. Chính vì thế, nghề làm nông nghiệp phải được công nhận như những nghề nghiệp khác. Muốn làm được như vậy, nông nghiệp phải được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa giúp đỡ những hộ nông dân có năng lực phát triển thành các hộ sản xuất lớn, khi đó mới phát triển được nhu cầu đầu tư vốn vào nông nghiệp.

Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, việc cho vay xóa đói giảm nghèo vẫn cần được thực hiện nhưng ứng dụng chính sách tín dụng để người dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn. Chính sách tiếp cận tín dụng được thực hiện thông qua các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hợp tác xã, Hội phụ nữ… Các tổ chức xã hội cần phải gần gũi hơn và hiểu thấu đáo nhiều hơn đối với các hộ nghèo cũng như những mong muốn và nhu cầu của họ. Cần có các hướng dẫn để cho người nông dân sử dụng khoản vay tín dụng hiệu quả hơn. Cần có sự bắc cầu giữa các nhà tín dụng với các hộ nông dân nghèo và các tổ chức xã hội chính là người làm cầu nối cho việc tiếp cận đó.

VÂN KHÁNH/ Báo Dân sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 54944

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1085257

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61407214