01:16 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổ cà chua cho bò ăn, quá nhiều, đến bò cũng... chán

Thứ sáu - 06/06/2014 03:24
Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.
Đây không phải là chuyện mới, song dường như cả nông dân và chính quyền Lâm Đồng vẫn chưa có cách giải quyết.

Đến bò cũng chán ăn… cà chua

Nhìn những luống cà chua xanh mơn mởn, quả trĩu cành, ông Vũ Ngọc ở thôn Ka Đê, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương chua chát: “Làm nghề nông chẳng khác gì đánh bạc với trời mà khả năng thất bại, trắng tay, lâm vào nợ nần, thậm chí phá sản đã nắm chắc tới 50%. Đầu tư càng lớn mức độ rủi ro càng cao…”. 

Trên những cánh đồng rộng hàng nghìn hecta tại các xã Tu Tra, P’ró, Ka Đơn, Ka Đê, Đạ Ròn… người bơm nước, người thu hoạch, người đóng gói, bốc vác... Nhịp sống nông nghiệp ở Đơn Dương bao giờ cũng vậy- rộn ràng, hối hả, bất kể trúng vụ, trắng tay. Nhưng dù có hối hả hơn nữa thì chuyện thất bại với những nông dân cần mẫn này đã như chuyện… cơm bữa. 

Ông Nguyễn Văn Sáng (thôn 1, xã Đạ Ròn), kể: Vụ cà chua vừa qua gia đình ông làm 8 sào, chi phí đầu tư hết khoảng 120 triệu đồng. Cà chua phát triển tốt, quả sai trĩu. Đến thời điểm thu hoạch, gia đình chưa kịp vui thì một số thương lái cho biết cà chua không xuất đi Sài Gòn được vì trên thị trường đang tràn ngập cà chua Trung Quốc”. 

Ông Sáng buồn lắm nhưng vẫn hy vọng biết đâu ít ngày nữa giá sẽ nhích lên. Nhưng càng chờ giá càng xuống thấp. Đầu vụ 5.000 đồng/kg rồi rớt dần xuống còn 2.000 đồng/kg, trong khi đó vườn cà chua của nhà ông Sáng đang thối dần.

Đau hơn, dù giá rẻ mạt thế nhưng chẳng ai thèm mua. Vậy là tan tành hy vọng vụ cà chua sẽ đem về 100 triệu đồng, giờ ông Sáng đối mặt với nguy cơ trắng tay, lâm nợ. Cả trăm tấn cà chua của ông Sáng giờ cho mấy hộ nuôi bò sữa mang về cho bò ăn, bò ăn chán thì lấy ủ phân...

Nông dân Đơn Dương (Lâm Đồng) phải đổ bỏ cà chua cho bò ăn
Nông dân Đơn Dương (Lâm Đồng) phải đổ bỏ cà chua cho bò ăn

Sáng 5.6, giá cà chua tại Đơn Dương nhích lên ở mức 3.500 đồng/kg, nông dân vẫn phải chịu lỗ nếu bán sản phẩm. Trong khi đó, Đơn Dương vẫn còn hàng trăm ha cà chua đang vào vụ thu hoạch. 

Loay hoay tìm đầu ra

Theo các thương lái thu mua nông sản tại Lâm Đồng, năm nay cà chua Lâm Đồng ngoài việc phải cạnh tranh “không cân sức” với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc thì phải “đối mặt’ với chính cà chua được sản xuất ở nhiều địa phương trong nước. 

Tuy cà chua Lâm Đồng có thương hiệu, chất lượng vượt trội so với các loại cà chua khác nhưng vận chuyển xa đã đẩy phí cao gấp đôi so với trước kia. Đặc biệt, ở các tỉnh phía Bắc, cà chua Trung Quốc đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường do ưu thế vận chuyển. 

Cả trăm tấn cà chua của ông Sáng giờ cho mấy hộ nuôi bò sữa mang về cho bò ăn, bò ăn chán thì lấy ủ phân...

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết, chưa năm nào giá cà chua lại xuống thấp và kéo dài như năm nay. Ông Sơn cũng nhận định, do năm nay thời tiết khá thuận lợi nên nhiều địa phương trong nước đã trồng được cà chua. 

Nguyên nhân khác khiến cà chua Lâm Đồng rớt giá chính là do cà chua Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam. Song theo ông Sơn, nông dân tuy có thiệt hại nhưng không lớn do mức giá cà chua xuống thấp chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, chừng 20 ngày. 

Tại Đơn Dương hàng năm có khoảng 4.600ha cà chua, năng suất chừng 50.000 tấn/vụ. Trước đây, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã từng vào cuộc để “cứu” nông dân trồng cà chua ở Đơn Dương. Cụ thể là UBND tỉnh đã gọi các nhà đầu tư tới Đơn Dương xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến, bảo quản cà chua sau thu hoạch phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, công suất khoảng 300.000 – 320.000 tấn/năm. Nhưng đến nay vẫn chưa có một dự án nào như thế. 

“Để nông không rơi vào vòng luẩn quẩn, địa phương đang định hướng cho người dân chú trọng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đầu tư sản xuất những nông sản là đặc trưng của Lâm Đồng mà những nơi khác không sản xuất được hoặc khó sản xuất. Tạo ra những vùng chuyên canh nông sản công nghệ cao, xúc tiến ký kết tiêu thụ sản phẩm với các đối tác trong và ngoài nước, hướng tới sản xuất nông nghiệp theo đơn đặt hàng”- ông Sơn cho biết. 
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 106

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 20980

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 411523

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60733480