11:24 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Doanh nghiệp cùng nông dân hội nhập”

Thứ năm - 08/10/2015 23:16
Hướng tới Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10), chiều 8-10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2015 với chủ đề: “Doanh nhân cùng nông dân hội nhập” tại tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội.
Diễn đàn được chia thành các phiên thảo luận nhỏ, tập trung bàn luận những nội dung chính: Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với hàng hóa nông sản Việt Nam từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; cơ chế và chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp; xây dựng mô hình liên kết Nông dân – Doanh nghiệp; phát triển nông phẩm chuyên biệt có hàm lượng công nghệ cao.

Nông nghiệp: Nhiều tiềm năng, lắm thách thức

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân là mối quan hệ “máu thịt” bởi phần lớn những người đang làm cho các doanh nghiệp đều là con em nông dân và khách hàng của các doanh nghiệp đa số cũng là đối tượng này. Tuy “bài toán” hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân là “bài toán” khó, nhưng nó cũng là cơ hội lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp và nông dân phải liên kết với nhau để trở thành một tổ chức vững mạnh. Nhà nước tạo môi trường, điều kiện cho nông dân phát triển nhưng doanh nghiệp vẫn đóng vai trò trung tâm. “Ở đâu có doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào nông dân thì ở đó nông nghiệp thành công. Chúng ta đã có những mô hình như vậy và việc nhân rộng các mô hình như trên là vô cùng quan trọng” – ông Lộc khẳng định.
 
Các đại biểu trong phiên thảo luận “Cơ chế và chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp”.
Ở Việt Nam đã có một số tập đoàn lớn như: Vingroup, Hòa Phát, Vinamilk, TH True milk, Hoàng Anh Gia Lai… tham gia vào cuộc cách mạng nông nghiệp của Việt Nam với kỳ vọng đem lại những đột phá trong phương thức sản xuất – kinh doanh, đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, số các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang có.

Việt Nam đến nay đã ký 8 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á – Âu. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho hàng hóa nông sản nước ta. Một số những cơ hội mà Việt Nam có được như: chủ trương tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản; thúc đẩy các doanh nghiệp có sức cạnh tranh liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị, môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường; tăng trưởng xuất khẩu và đa dạng hàng hóa thị trường nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước; ứng dụng khoa học công nghệ được đẩy mạnh… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với những thách thức như: gia tăng cạnh tranh và áp lực tới sản xuất sẽ làm thu hẹp một số lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh thấp; phát sinh tranh chấp thương mại; điều kiện sản xuất phải chịu những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây ra…

Từ những cơ hội và thách thức như trên, diễn đàn đề ra một số giải pháp như: đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hội nhập và các FTA mới; nâng cao năng lực cạnh tranh của nông, lâm, thủy sản; cải cách thể chế, bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường năng lực hội nhập của bộ máy quản lý nhà nước…

Linh hoạt trong cơ chế và chính sách thu hút đầu tư

Phiên thảo luận do ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn – Ban Kinh tế Trung ương điều phối. Phát biểu tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng ngành nông nghiệp Việt Nam cho đến nay đã đạt nhiều thành tựu to lớn, xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, công nghệ khoa học nhập từ nước ngoài về cũng được áp dụng và giúp ngành nông nghiệp phát huy tối đa năng suất.

Tuy nhiên, theo ông Đàm Quang Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, rào cản lớn nhất cho nông nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông đưa ra giải pháp cho vấn đề này: “Chúng tôi mong muốn cơ quan quản lý nhà nước sẽ có một cơ chế linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ứng dụng những sáng chế khoa học vào trong nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất trong việc kết nối giữa nhà sáng chế, doanh nghiệp và nông dân”.

Về vấn đề này ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu nêu ra những phương án để phát triển nông nghiệp như đầu tư cho Khoa học công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, củng cố hàng rào thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào những ngành nông nghiệp đang cần sự giúp đỡ.

Một số giải pháp khác cũng được các đại biểu đưa ra tại diễn đàn như: nâng cao khả năng ngoại ngữ của các cơ quan kiểm tra; hồ sơ thủ tục cấp phép lưu hành sản phẩm cũng cần nhanh gọn để các doanh nghiệp đỡ tốn chi phí vào vấn đề này, tập trung tài chính đầu tư vào công nghệ khoa học…
Theo qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: doanh nhân, việt nam

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 63410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1196556

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60204879