11:58 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đông Bắc Bộ: Thận trọng tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi

Chủ nhật - 15/03/2020 21:54
Để cùng với cả nước dần dần đáp ứng nguồn cung thịt lợn cho thị trường, nhiều tỉnh Đông Bắc Bộ đang triển khai mạnh công tác tái đàn lợn nhưng theo phương án cẩn trọng.

Phú Thọ: Thành công nhờ “cách ly” virus dịch tả lợn châu Phi

Phú Thọ là một trong những tỉnh có tổng số đàn lợn lớn ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Kết quả này là nhờ tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền khuyến cáo người dân chăn nuôi an toàn sinh học, chỉ tái đàn ở các cơ sở tập trung, chăn nuôi khép kín từ lợn nái đến lợn thịt. Chỉ sau 3 tháng khống chế thành công dịch tả lợn Châu Phi, tổng đàn lợn của Phú Thọ đã tăng hơn 20.000 con. Hiện nay, mỗi tháng tỉnh Phú Thọ cung cấp ra thị trường khoảng hơn 90.000 con, tương đương khoảng 9.000 tấn thịt lợn hơi.

các-hộ-chăn-nuôi-ở-phú-thọ-thường-xuyên-tiêu-độc-khử-trùng-chuồng-trại.jpg
Các hộ chăn nuôi ở Phú Thọ thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại

Bà Cấn Thị Thìn cho biết, mô hình chăn nuôi lợn của gia đình được tổ chức khép kín và cách biệt trên diện tích 30ha đồi rừng. Để virus gây dịch tả lợn Châu Phi không xâm nhiễm vào khu chăn nuôi, gia đình thường xuyên tổ chức phun thuốc sát trùng từ xa, thậm chí bao trùm cả các hộ chăn nuôi khác từ khoảng cách 1-1,5km.

Cùng với đó, tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho đàn gia súc. “Do mạnh dạn đầu tư kinh phí để xây dựng khu trại chăn nuôi theo hình thức khép kín “cám vào, lợn ra”, bỏ cách chăn nuôi thủ công trước đây. Hiện nay, 160 con lợn nái và 1.600 con lợn thương phẩm của chúng tôi vẫn đảm bảo an toàn và liên tục gối đàn thành công”. Với cách chăn nuôi khoa học như vậy, mỗi tháng trang trại của bà Thìn xuất chuồng khoảng 300 con lợn, tương đương 15-20 tấn thịt hơi.

Phục Hòa từng bước tái đàn lợn an toàn

Cuối tháng 12/2019, huyện Phục Hòa (Cao Bằng) đã công bố hết dịch. Hiện nay, công tác tái đàn lợn trên địa bàn huyện đang được chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành về công tác phòng, chống dịch; các hộ chăn nuôi tái đàn, tăng đàn dưới sự hướng dẫn, giám sát và kiểm tra của cơ quan chuyên môn. Đến nay, toàn huyện có hơn 300 hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn lợn trên tổng số gần 1.000 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện, với tổng đàn lợn hiện nay của toàn huyện là hơn 11.000 con, tăng hơn 4.000 con so với lúc vừa công bố hết dịch.

gia-đình-ông-hoàng-văn-tâm-xóm-bó-pu-thị-trấn-hòa-thuận-phục-hòa-chủ-động-tái-đàn-lợn-sau-khi-hết-dịch-tả-lợn-châu-phi.jpg
Gia đình ông Hoàng Văn Tâm, xóm Bó Pu, thị trấn Hòa Thuận (Phục Hòa) chủ động tái đàn lợn sau khi hết dịch tả lợn châu Phi

Trong đợt dịch tả lợn châu Phi năm ngoái, gia đình ông Hoàng Văn Tâm (xóm Bó Pu, thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa) dù không bị thiệt hại. Tuy nhiên, tới khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, gia đình ông mới đầu tư chăn nuôi trở lại.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, hai vợ chồng ông Tâm thường xuyên chú trọng đến việc vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, bổ sung khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho đàn lợn. Hiện nay, gia đình ông đang duy trì nuôi hơn 12 con lợn thịt, đàn lợn vẫn đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Pác Nặm tái đàn lợn sau công bố hết dịch

Sau khi công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, ngành nông nghiệp và chính quyền các xã của huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đã chú trọng tuyên truyền, vận động người dân tái đàn.

Đợt dịch tả lợn châu Phi xảy ra giữa năm 2019 đã làm 375 con lợn với tổng trọng lượng hơn 11 tấn của 71 hộ dân, tại 28 thôn phải tiêu hủy, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.

Bà Hoàng Thị Bay, thôn Khuổi Khỉ, xã Xuân La cho biết: Gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác trong thôn đã đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố để chăn nuôi lợn. Khi dịch bệnh xảy ra, gia đình đã bán hết, chấp nhận lỗ một phần. Sau khi vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột chúng tôi tạm thời dừng nuôi; muốn tái đàn phải chờ sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và chọn mua con giống sao cho phú hợp.

Theo đồng chí Ma Văn Tuấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm: Hiện nay, trên địa bàn vẫn duy trì đàn lợn trên dưới 25.000 con, trong đó chủ yếu là lợn thương phẩm. Để việc chăn nuôi được an toàn, UBND huyện đang định hướng cho người dân sử dụng những giống lợn bản địa, lợn đen tại địa phương hoặc mua con giống tại những cơ sở chăn nuôi lợn có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng và không nhiễm dịch bệnh, được cơ quan chức năng cấp phép để nhân giống và tái đàn.

Theo kế hoạch, năm 2020 huyện Pác Nặm phấn đấu tăng tổng đàn lợn lên hơn 60.000 con, trong đó xuất chuồng hơn 32.000 con, tương đương với sản lượng thịt lợn hơi trên 2.200 tấn.

Tuyên Quang bù đắp sản lượng thịt lợn thiếu hụt

Ông Nguyễn Đại Thành, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tuyên Quang) cho rằng, kể cả khi dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế thì khả năng ổn định ngành chăn nuôi lợn cũng rất khó khăn. Thực tế cho thấy, chỉ các trang trại lớn duy trì được đàn lợn nái; lợn nái trong dân gần như cạn kiệt, khiến nguồn cung con giống bị thiếu hụt.

Do đó, lượng thịt lợn không chỉ thiếu trong thời gian ngắn hay dịp Tết Nguyên đán mà còn có thể tiếp tục kéo dài trong năm 2020. Giải pháp chung tôi đưa ra là tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, tái cơ cấu đàn lợn, tập trung chuyển sang chăn nuôi gia cầm, gia súc khác và thủy sản.

Trước mắt là phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân. Song song với đó là mở rộng quy mô chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, dê) và thủy sản. Về lâu dài thay đổi cơ cấu chăn nuôi, trong đó ngành chăn nuôi lợn sẽ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi gia trại, trang trại; đồng thời, tập trung vào con giống để khi nông dân có nhu cầu tái đàn sẽ có đủ con giống.

người-dân-xã-bình-xa-hàm-yên-chăn-nuôi-gà-ta-cung-ứng-ra-thị-trường.jpg
Người dân xã Bình Xa (Hàm Yên) chăn nuôi gà ta cung ứng ra thị trường

Anh Phạm Văn Hợi, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi xã Hợp Thành (Sơn Dương) cho biết: HTX đang duy trì đàn từ 5.000 -12.000 con gà thịt. Nhờ chuyển hướng sang chăn nuôi gà, HTX bảo đảm được sản lượng thịt cung ứng ra thị trường, đồng thời ổn định thu nhập cho các thành viên.

Ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Tổng đàn lợn đang có xu hướng tăng trở lại do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, gia trại, trang trại đang tập trung tái đàn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi phải hết sức cẩn trọng, tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, phải thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả mẫu xét nghiệm đều âm tính với dịch tả lợn châu Phi khi đó mới tiếp tục nuôi với quy mô lớn hơn. Ngành cũng khuyến khích các trang trại, gia trại, hộ gia đình thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Thực tế cho thấy, trong thời điểm diễn ra dịch tả lợn châu Phi, một số trang trại chăn nuôi theo chuỗi khép kín với việc áp dụng nghiêm ngặt về quy trình chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh đã đứng vững trước cơn bão dịch tả.

Quảng Ninh tái đàn nhanh, an toàn và vững chắc

Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh thực hiện tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi an toàn, không cho phép triển khai tái đàn ở những nơi bị nhiễm dịch chưa cải tạo khu chăn nuôi. Quan điểm của Quảng Ninh trong việc tái đàn lợn là: “tái nhanh, tái an toàn và tái vững chắc”.

Để phục vụ cho tái đàn lợn, Quảng Ninh tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống, sẵn sàng phục vụ cho việc khôi phục và phát triển sản xuất khi có điều kiện. Quảng Ninh chú trọng bảo tồn giống lợn Móng Cái, giống gốc dưới dạng tinh, phôi đông lạnh và tái tạo giống lợn Móng Cái bằng thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi.

chi-cục-chăn-nuôi-và-thú-y-tỉnh-kiểm-tra-công-tác-tái-đàn-tại-trang-trại-của-ông-vũ-văn-diễn-phường-minh-thành-tx-quảng-yên.jpg
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh kiểm tra công tác tái đàn tại trang trại của ông Vũ Văn Diễn, phường Minh Thành, TX Quảng Yên

Ngoài ra, Quảng Ninh cũng tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn giống, lợn nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng dịch; tổ chức quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn theo quy định.

 Đình Hợi (Tổng hợp)/ https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 53492

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1059194

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72741903