09:04 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dưa muối – Nghề mới có nhiều triển vọng

Thứ bảy - 20/07/2019 00:54
Mùa nắng nóng, vị chua thanh mát của dưa muối dường như giúp bữa ăn thêm ngon hơn. Mùa đông, nồi canh chua nóng hổi với những con cá đồng mùa nước nổi cũng là món ăn ưa thích của rất nhiều người.

Dưa muối là món ăn có nguyên liệu chính là một hay nhiều loại thực vật (rau, củ, quả) được trộn với muối và một số gia vị khác để lên men vi sinh tạo độ chua. Những yếu tố địa lý và văn hóa, như xứ nhiệt đới nóng ẩm, đã tạo nên nền ẩm thực đặc trưng của người dân Việt là ưa thích những món ăn chua.

Về thôn Kim Nam Tiến, xã Kỳ Tiến (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gặp gỡ bà Nguyễn Thị Thắm (sinh năm 1963), người đã mạnh dạn xây dựng mô hình dưa muối để “giải cứu” số lượng lớn dưa non tồn đọng.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, năm 2017 bà đã đưa cây dưa non về trồng trên 10 sào đất màu trong khuôn viên trang trại của mình. Diện tích trồng dưa rộng, đất đai không phù hợp, dưa non thường thu hoạch cùng lúc nên nếu không bán được sẽ bị thối, già, không ai mua nữa. Là người phụ nữ thông minh và nhạy bén trong việc tiếp cận với cái mới, trong “cái khó ló cái khôn”, bà đã nhanh chóng làm chủ kỹ thuật trồng dưa non cũng như làm dưa muối.

Bà Thắm cho biết: “Việc làm dưa muối đòi hỏi nguyên liệu sạch, bởi nếu nguyên liệu còn dư hóa chất, muối bẩn, dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ và tay chân không được giữ sạch thì vại dưa sẽ bị thối, dưa sẽ không có màu tươi sáng, vị thơm ngọt và độ giòn. Đặc biệt, nước muối phải là nước sạch và đun sôi để nguội”.

Hiện nay, với 10 sào đất màu, năm nào cũng phát triển tốt và cho quả đều, mỗi năm 2 vụ, gia đình bà thu hoạch 10 tấn dưa nguyên liệu, đủ chế biến 110 vại dưa muối và trên 3 tạ dưa phơi khô. Từ đây mang về cho bà nguồn thu nhập khá và ổn định hơn rất nhiều so với trồng lạc. Dưa muối bà Thắm đã có thương hiệu, được khách hàng trong và ngoài xã Kỳ Tiến tìm đến. Khách không chỉ mua để dùng trong bữa ăn theo nhiều cách như: cắt nhỏ độn với lạc, lá chanh ăn ngay, chế biến và nấu canh, nấu kèm với các loại thực phẩm... mà còn làm quà biếu gửi đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Còn tại huyện Thạch Hà, anh Bùi Quốc Sơn, giám đốc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao khoa học và bảo vệ giống cây trồng vật nuôi huyện cho biết: “Vừa qua, UBND huyện Thạch Hà đã phối hợp với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hòa Phong E&C, Công ty Asian Development Trade.co.,ltd chuyên chế biến, thương mại tại Nhật Bản khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và truyền thống sản xuất kiệu, nguyên liệu muối dưa (dưa chuột). Đoàn đã có kết luận Thạch Hà có tiềm năng và thế mạnh để phát triển vùng nguyên liệu cũng như nhà máy muối dưa. Vì vậy huyện Thạch Hà đã ký biên bản ghi nhớ 3 Bên với hai doanh nghiệp trên, trong đó hai doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ về thương mại, đầu ra thị trường, thu mua bao tiêu nông sản, quảng bá thông tin, hình ảnh, hỗ trợ nông dân địa phương về kỹ thuật, liên kết thị trường…

Để thực hiện kế hoạch ký kết, Thạch Hà sẽ bố trí trồng 40 ha kiệu tại các xã Tượng Sơn, Thạch Trị, Thạch Tiến, Thạch Liên, Việt Xuyên, Thạch Khê, Thạch Hương, Thạch Văn, trong đó 25 ha sản xuất tập trung, 15 ha sản xuất trong vườn nhà. Nếu việc liên kết sản xuất thành công, huyện sẽ mở rộng diện tích từ 100 - 120 ha. Huyện cũng sẽ hỗ trợ, tạo mọi điều kiêṇ thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án; là cơ quan đầu mối trong việc cung cấp, trao đổi về thông tin, cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai nội dung đã ký kết; tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng để xây dựng nhà máy chế biến khi nhà đầu tư có đề nghị.

Cán bộ huyện Thạch Hà khảo sát vùng nguyên liệu trồng kiệu tập trung

Hiện nay, Công ty Asian Development Trade.co.,ltd đã có 1 cơ sở sản xuất, chế biến tại tỉnh Đồng Nai và đang xây dựng nhà máy sản xuất dưa chuột, dưa cải giống Nhật Bản tại tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, sắp tới công ty sẽ gửi giống dưa chuột trồng thử nghiệm tại 3 hộ dân Thạch Hà và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sau đó tiến hành đánh giá thực tế vào năm tới. Nếu sản phẩm thu được kết quả đảm bảo yêu cầu sẽ tiếp tục hợp tác liên kết sản xuất đối với giống cây này tại địa phương.

Nỗ lực nâng cao hiệu quả, chất lượng và giảm thất thoát sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch là việc làm được đảng, nhà nước và người dân hết sức quan tâm. Bằng việc làm nhỏ của bà Thắm, hay kế hoạch lớn của UBND huyện Thạch Hà là những con đường rộng mở trong tương lai cho bà con sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh giảm được phần nào điệp khúc “ được mùa mất giá”.

Kim Thịnh - Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 147


Hôm nayHôm nay : 37434

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 907553

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73954524