06:19 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá

Thứ hai - 11/11/2019 22:46
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới song thường xuyên đối mặt với những biến động thất thường.
16-48-46_nguoi_dn_dk_lk_thu_hoch_c_phe
Người dân Đắk Lắk thu hoạch cà phê.

Trong vòng 3 năm qua (từ cuối năm 2016), tình hình sản xuất, kinh doanh cà phê của cả nước trong đó có tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều thách thức khi giá cả liên tục lao dốc, kéo dài.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận tập hợp và đại diện cho các cá nhân, đơn vị liên quan trong ngành cà phê hoạt động tại Đắk Lắk phối hợp tạo ra mối liên kết trong tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê nhân mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, các loại cà phê có chứng nhận chất lượng cao…) đã bàn các giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá.

Một trong những giải pháp đáng quan tâm tại Đại hội Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ III (2019-2024) diễn ra cuối tuần qua qua là nâng cao chất lượng cà phê bằng cách tập trung khâu chế biến sâu, hạn chế chạy theo số lượng xuất khẩu thô. Hiện Đắk Lắk đã có hơn 150 cơ sở rang say, chế biến sâu sản phẩm cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột (tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm cà phê nhân đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đăng bạ vào năm 2005).

Thông qua các sản phẩm cà phê chế biến sâu, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận diện được thương hiệu cà phê Việt, tạo liên kết chuỗi sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho cà phê nhân. Cùng với việc phát triển cà phê chế biến sâu, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột còn quan tâm đến phát triển cà phê đặc sản. Thị phần cà phê đặc sản chỉ dưới 10% nhưng doanh thu chiếm tới 37% tổng doanh thu toàn ngành cà phê thế giới.

Sản phẩm cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã có mặt tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nâng cao thương hiệu cà phê Việt, hiệp hội đã vạch ra nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới là đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê quốc tế.

Đến nay đã có 12/17 quốc gia đồng ý bảo hộ thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” gồm các nước Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bỉ... Các quốc gia từ chối bảo hộ gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Vương quốc Anh với các lý do khác nhau. Do đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tham vấn các chuyên gia và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để tìm phương thức bảo hộ khác tại các thị trường này.

HUỲNH QUANG/https://nongnghiep.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 40246

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 753268

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70980583