07:29 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giữ “lửa” cho thanh niên làng nghề

Thứ hai - 08/09/2014 23:34
Vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các làng nghề gặp nhiều khó khăn, giá công lao động thấp nên nhiều thanh niên không còn mặn mà với nghề truyền thống của địa phương. Để tránh nguy cơ mai một nghề truyền thống, các hoạt động thu hút, truyền "lửa" cho thanh niên làng nghề đang trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Bỏ nghề vì thu nhập thấp
Sinh ra tại mảnh đất có nghề mây tre đan nổi tiếng của Hà Nội nên từ bé anh Nguyễn Văn Cần (33 tuổi), thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ đã biết đan các sản phẩm mây tre. Tuy nhiên, vài năm nay, anh phải bỏ nghề truyền thống để đi làm công nhân tại khu công nghiệp. Anh chia sẻ, giá công của nghề mây tre đan hiện rất thấp, chỉ khoảng 50.000 - 100.000 đồng/ngày nên thanh niên không mấy mặn mà với nghề. "Dù yêu nghề, nhưng nếu cứ làm nghề thì không thể nuôi sống gia đình nên nhiều thanh niên phải tìm hướng chuyển việc" - anh Cần chia sẻ. Không chỉ làng nghề mây tre đan Phú Vinh, tại nhiều làng nghề khác, phần đông thanh niên cũng không còn mặn mà làm nghề truyền thống. Cô gái trẻ Thái Thị Hoa (22 tuổi), làng nghề thêu Quất Động, huyện Chương Mỹ cho biết, dù biết cầm kim thêu hơn chục năm nay nhưng mới đây, cô đã quyết định nộp hồ sơ xin vào làm tại một công ty may, bởi thu nhập từ nghề thêu thấp, chỉ khoảng gần 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó, nghề này lại đòi hỏi sự tỷ mỉ, cần mẫn và bàn tay khéo léo của người thợ. Hay tại làng nghề thêu xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, tỷ lệ thanh niên làm nghề chỉ chiếm khoảng 30% lực lượng lao động của toàn xã.

 
Dạy nghề thêu tại xã Quất Động, huyện Thường Tín. Ảnh: Bá Hoạt
Dạy nghề thêu tại xã Quất Động, huyện Thường Tín. Ảnh: Bá Hoạt
Theo thống kê, toàn TP hiện có hơn 1.300 làng có nghề với trên 1 triệu lao động. Dù có truyền thống khá lâu năm với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, song hiện nay, nhiều làng đang gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, chưa chủ động được nguyên liệu. Đặc biệt, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế khiến cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề phải thu hẹp sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng không ít lao động nông thôn, trong đó có thanh niên xa rời nghề truyền thống để tìm việc khác.
Khơi dậy lòng yêu nghề
Để giữ chân thanh niên, tránh nguy cơ mai một làng nghề, việc tổ chức các hoạt động nhằm thu hút thanh niên và phát triển nghề truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vậy, mới đây, Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên (Thành đoàn Hà Nội) đã phối hợp với Huyện đoàn của 7 huyện: Thường Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa tổ chức hội thi "Bàn tay vàng thanh niên làng nghề truyền thống" năm 2014. Hội thi đã thu hút gần 70 thanh niên trẻ đến từ các làng nghề tham gia tranh tài. Ngay khi tiếng trống khai hội vang lên, các thí sinh đã khẩn trương thực hiện bài thi với mong muốn mang đến hội thi những tác phẩm xuất sắc. Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (làng nghề mây tre đan Phú Vinh) - giám khảo hội thi chia sẻ, việc tổ chức các hoạt động này sẽ góp phần khơi dậy ngọn lửa yêu nghề và kích thích giới trẻ say sưa sáng tạo, mang hơi thở mới cho sản phẩm làng nghề.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên Hà Nội cũng nhìn nhận, hội thi tay nghề cho thanh niên được tổ chức hàng năm còn nhằm động viên, khuyến khích và phát hiện các tài năng trẻ trong các lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Thông qua hội thi, thanh niên làng nghề có cơ hội trau dồi, nâng cao tay nghề, góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn hóa nghề truyền thống. Đặc biệt, hội thi đã thúc đẩy phong trào thi đua sáng tạo trong thanh niên nhằm đổi mới mẫu mã sản phẩm làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế địa phương, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Có thể nói, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, giới trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và quảng bá sản phẩm của làng nghề, không chỉ trên phạm vi đất nước mà còn vươn ra tầm thế giới. Do đó, Nhà nước, chính quyền địa phương cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nghề và nguồn vốn phát triển sản xuất cho thanh niên. Đây cũng là một hướng giữ chân thanh niên ở lại với làng nghề, bởi qua đó, giới trẻ thấy được rằng, phát triển làng nghề là trách nhiệm và cũng là một hướng làm giàu hiệu quả ngay tại quê hương.


Theo ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 419

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 416


Hôm nayHôm nay : 45535

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 799076

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64785020