18:44 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Đông: Hiệu quả từ đào tạo nghề sát nhu cầu thị trường

Thứ sáu - 01/12/2017 02:53
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, những năm qua quận Hà Đông (Hà Nội) đã không ngừng đổi mới, xây dựng các đề án đào tạo theo hướng sát với nhu cầu thực tế của người lao động và thị trường. Nhờ sự chủ động này, hầu hết lao động sau đào tạo đều có việc làm trong các doanh nghiệp hoặc áp dụng có hiệu quả kiến thức vào thực tế sản xuất.

Trên địa bàn Hà Nội, quận Hà Đông là một trong ít địa phương đi đầu trong công tác triển khai các lớp dạy nghề nông thôn. Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) quận Hà Đông, đề án đào tạo nghề trên địa bàn đã được xây dựng và triển khai từ thời điểm năm 2010.

ha dong hieu qua tu dao tao nghe sat nhu cau thi truong

Sau khi sơ kết 5 năm, giai đoạn 2010 – 2015, bình quân hàng năm Hà Đông đào tạo nghề cho trên 2.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo có việc làm đạt tối thiểu 70%. Trong giai đoạn hiện tại, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Chẳng hạn, tính riêng trong năm 2016, 18 lớp đào tạo nghề với 625 học viên đã được tổ chức. Trong đó, các nghề mang tính chất phi nông nghiệp như: Chế biến món ăn; kỹ thuật hàn; pha chế đồ uống; trang điểm… đã thu được sự chú ý cao của cả người lao động và đơn vị tuyển dụng.

Sau đào tạo, 75 học viên đã được tuyển dụng vào làm trong các cơ sở kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, 550 học viên đã tự tạo việc làm như mở hàng ăn, mở dịch vụ nấu cỗ thuê. Mức lương trung bình của các học viên đều từ 3,7 – 5 triệu đồng/người/ tháng.

Riêng với các nghề mang tính chất nông nghiệp như: Trồng rau hữu cơ; trồng rau an toàn; trồng hoa; chăn nuôi lợn… cũng đã thu hút 248 học viên tham gia. Đáng mừng là, sau khi các học viên được học nghề đã áp dụng ngay những kiến thức học được vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả, thu nhập trên diện tích canh tác, chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Hữu Tiến – Trưởng Phòng LĐTBXH quận Hà Đông, khi triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đề án đã xác định rõ địa phương có số người trong độ tuổi lao động lớn, khoảng 65.000 người.

Do nằm trong quá trình đô thị hóa, lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế đều theo hướng mở rộng thương mại, dịch vụ và du lịch. Ngoài ra, việc thu hồi hầu hết diện tích đất nông nghiệp để phục vụ các dự án phát triển đô thị đã đặt ra yêu cầu chuyển dịch, phân công lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất… trở nên bức thiết.

Đại diện Phòng LĐTBXH quận Hà Đông cho rằng, Chỉ thị 19 và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27-11-2009, (Quyết định 1956) là tiền đề quan trọng nhằm tạo điều kiện cho lao động nông thôn học nghề, tìm kiếm việc làm.

Nhờ vậy, các đối tượng được hỗ trợ đều là lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi nên đây là giải pháp quan trọng để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực…

“Nhờ nắm bắt, đón đầu nhu cầu của thị trường, phương hướng phát triển kinh tế đô thị của quận nên các lớp đào tạo đều được mở ra với ngành nghề phù hợp. Đáng mừng nhất là học viên sau quá trình đào tạo phần lớn đều có việc làm với mức lương cao. Thời gian tới chúng tôi sẽ phát triển các lớp dạy nghề mà thị trường, doanh nghiệp đang thiếu và cần như: may mặc, đồ khảm mỹ nghệ…” - ông Nguyễn Hữu Tiến chia sẻ.

Đánh giá cao chất lượng lao động sau khi qua các lớp đào tạo, ông Lê Việt Cường, giám đốc Công ty Cổ phần Kym Việt - cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật trên địa bàn quận Hà Đông cho biết: “Tính từ năm 2015 đến nay, chúng tôi đã đón nhận 19 lao động là người khuyết tật đã qua các lớp đào tạo nghề. Theo đánh giá, những lao động này đều thành thạo, tích cực và chủ động trong công việc. Thời gian tới, để phục vụ nhu cầu sản xuất, những lao động đã qua các lớp đào tạo nếu có nhu cầu tìm việc, chúng tôi vẫn sẽ tiếp nhận”.

Tác giả bài viết: Đinh Luyện

Nguồn tin: laodongthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đào tạo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1155562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71382877