Hiện nay, nỗi lo về vấn nạn rau "bẩn" đang bủa vây trên thị trường thực phẩm khiến người dân sống tại Thủ đô phải đứng ngồi không yên.
Chính vì vậy, họ đã chẳng ngại ngần mà xắn tay áo, lao vào làm công việc nhà vườn giống một người nông dân thực thụ ngay tại các khu vực có tiềm năng như sân thượng, vỉa hè hay thậm chí là mặt đá ta-luy kiểu tổ ong dưới đường vành đai 2 nhằm cải thiện chất lượng bữa ăn cho gia đình.
Ngay dưới chân con đường nghìn tỉ, những mặt đá ta - luy được phủ kín bởi màu xanh của các loại rau quả quen thuộc. | ||||
Theo ghi nhận tại đoạn mái ta-luy dài gần 1 km nằm dọc tuyến đường Bưởi, những panen kiểu tổ ong dùng để chống sạt lở đã được người dân tận dụng để trồng hàng loạt luống rau xanh mát mắt.
Cách làm này không chỉ giúp cải thiện chất lượng bữa ăn mà còn góp phần tiết kiệm khoản chi phí không nhỏ cho mỗi gia đình trong vấn đề chợ búa hằng ngày.
"Từ ngày tự mình trồng được rau sạch, tôi chỉ cần đi chợ mua thêm ít thịt heo hoặc thịt gà về chế biến là có ngay một bữa cơm vừa ngon, vừa rẻ lại đảm bảo vệ sinh.
Rau bây giờ phun thuốc cũng nhiều, mà còn nghe nói được trồng trên đất nghĩa địa nên tôi cũng không thể yên tâm được", một người dân chia sẻ.
Mỗi hốc đá ta-luy được người dân trồng một loại rau khác nhau và chăm bón hết sức cẩn thận. | ||
Với số vốn đầu tư chẳng đáng là bao, chỉ mất công đi mua đất, phân bón cùng mấy gói hạt giống mua về rắc dần là người dân đã có ngay cả một luống rau sạch để ăn dần.
Ngoài ra, nhiều "nông dân" thành phố vẫn miệt mài tưới trồng các loại thực phẩm sạch và tỏ ra khá hào hứng với kiểu tự kiểu canh tác theo phong cách "hốc đá" của dân tộc H'Mông ở tỉnh Hà Giang.
"Mình tự tay làm hết các công đoạn cần thiết, không phải lo việc chạy theo số lượng như bên ngoài nên cũng chẳng bao giờ đụng đến các loại thuốc trừ sâu hay chất kích thích.
Ngày nào tôi cũng bỏ khoảng 30 phút đi chăm bón cho luống rau của mình mà thấy vui đáo để, cơ thể cũng khoẻ khoắn hơn rất nhiều", ông Sơn cho biết.
Mặt ta-luy kiểu tổ ong để chống sạt lở bỗng biến thành những vườn rau xanh mướt. |
Đánh giá về lợi ích của việc tự trồng rau sạch trên mặt đá ta-luy, bà Nguyễn Thị Hoa - một cư dân sinh sống tại đường Bưởi cho hay: “Rau tự trồng nên có thể duy trì quanh năm. Cả khu panen tổ ong rộng như vậy mà bỏ không cũng phí nên mỗi nhà chia nhau một khoảng nhỏ để trồng rau củ quả".
Nếu ra chợ mua, một mớ rau thường dao động khoảng 4.000 đồng/mớ. Vậy vị chị mỗi tháng sẽ tốn gần 500.000 đồng tiền rau xanh mà chưa chắc đã chọn lựa được những loại rau sạch. Còn đây chỉ mất công chăm bón mỗi ngày nhưng lại có rau sạch ăn thường xuyên.
"Vào đợt thu được nhiều sản phẩm, tôi còn chia cả cho con cháu và hàng xóm láng giềng cùng thưởng thức, vừa sạch, vừa ngon lại tiết kiệm được chi phí chợ búa nên ai cũng thích".
Mỗi lỗ vuông lại được người dân đổ đất trồng rau tương tự kiểu canh tác "hốc đá" của dân tộc H'Mông. | ||
| ||
| ||
Đây là các loại rau được nhiều người dân ưa chuộng nhất và thường xuyên canh tác trên những hốc đá ta-luy dọc đường Bưởi. Nhiều người dân còn cất công lợp giàn cẩn thẩn để trồng các cây họ nhà leo như bầu, bí,... Các loại rau xanh tươi mơn mởn được những người "nông dân" thành phố chăm bón rất cẩn thận.
Đặc biệt hơn, những cây dược liệu có công dụng làm đẹp như nha đam cũng được vun trồng trên hốc đá ta-luy. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Theo Hoàng Sa/Phụ nữ News
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn