21:15 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Không chờ có dịch mới chống

Thứ ba - 26/03/2019 03:38
Mặc dù là địa phương nằm giữa 2 tỉnh đang bị dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là Nghệ An và Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên, tỉnh Hà Tĩnh hiện vẫn đang “phòng thủ” chặt chẽ; chưa phát hiện ổ dịch nào phát sinh.

Thành lập tổ giám sát dịch bệnh

Địa hình Hà Tĩnh hẹp bề ngang nhưng chiều dài tuyến QL1A đi qua địa bàn lên đến hơn 120km, với nhiều tuyến đường nhánh giáp ranh với tỉnh Nghệ An nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

16-44-17_nh3
Ngoài lập chốt kiểm dịch cấp tỉnh, huyện, các xã có mật độ chăn nuôi cao, tổng đàn lớn và trang trại quy mô lớn cũng lập hàng chục chốt tiêu độc khử trùng và kiểm soát con người

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh chia sẻ, trước khi DTLCP “điểm mặt chỉ tên” các tỉnh phía Bắc, ngành chăn nuôi Hà Tĩnh đã phải gồng mình chống chọi dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc. Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh đang “phòng thủ” tương đối bài bản nên chưa có ổ DTLCP nào phát sinh. Đây là một may mắn nhưng phải khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn xóm và người chăn nuôi mới chính là yếu tố bảo đảm an toàn cho ngành chăn nuôi đia phương.

Theo ông Hùng, DTLCP nguy hiểm ở chỗ là chưa có vắc xin, thuốc đặc trị bệnh và tỷ lệ lợn chết lên đến 100%, vì thế quan điểm của Hà Tĩnh nhất quán từ đầu là “không chờ có dịch mới chống”. Khoảng tháng 9/2018, DTLCP đang ở tận Trung Quốc nhưng bên cạnh chỉ đạo dập dịch LMLM, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống DTLCP đến đến cơ sở chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra, phát hiện, tiêu hủy hơn 200 con lợn bị bệnh LMLM chở từ các tỉnh phía Bắc đi qua địa bàn; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ gia súc tập trung. Hỗ trợ hóa chất tiêu độc khử trùng thường xuyên tại các cơ sở giết mổ, khu vực chăn nuôi quy mô lớn…

Đến giữa tháng 2/2019 khi DTLCP “gọi tên” tỉnh đầu tiên ở phía Bắc, ngay lập tức các giải pháp trên được tăng cường. Bên cạnh đó, hàng chục chốt kiểm dịch từ cấp tỉnh đến thôn xóm được lập nhằm kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật từ ngoại tỉnh đưa vào địa bàn Hà Tĩnh. Đặc biệt, UBND tỉnh còn chỉ đạo các xã gắn trách nhiệm giám sát dịch bệnh đến tận thôn xóm thông qua việc thành lập tổ giám sát cồng đồng.

16-44-17_nh1
Tờ rơi phòng chống DTLCP được phát đến tận người chăn nuôi

“Chúng tôi chỉ thực hiện các giải pháp vĩ mô, còn vi mô, không ai bám sát thực tế bằng cán bộ thú y cơ sở, thôn trưởng, tổ chức đoàn thể và người chăn nuôi. Thông qua tổ giám sát này chúng tôi nắm được thông tin 3 địa phương (xã Xuân Lộc, thị trấn Nghèn - huyện Can Lộc và xã Cẩm Trung - huyện Cẩm Xuyên) xảy ra hiện tượng lợn chết bất thường, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm, trả kết quả trong vòng một ngày. Hiện cả 3 mẫu đều âm tính với DTLCP”, ông Trần Hùng nhấn mạnh.  

“Chốt” đến tận sạp bán thịt

Vị Chi cục trưởng thông tin thêm, quá trình kiểm tra đột xuất lực lượng chức năng chưa phát hiện trường hợp nào bỏ sót hiện tượng lợn chết bất thường hay có biểu hiện giấu dịch. Riêng công tác kiểm soát giết mổ, ngoài việc cử các bộ chuyên môn giám sát thường xuyên tại các lò giết mổ tập trung, kiên quyết không để gia súc không rõ nguồn gốc, thiếu hồ sơ chứng nhận kiểm dịch “nhập” lò, lực lượng thú y một số huyện, thị xã còn “phòng thủ” đến tận sạp bán thịt.

Cụ thể, cán bộ thú y có trách nhiệm phối hợp với ban quản lý chợ kiểm tra thịt lợn trước khi đưa vào chợ; nếu có dấu kiểm dịch thì cho bày bán còn không có dấu yêu cầu tiêu hủy.

“Thời điểm này công tác phòng dịch đang được ngành chuyên môn và chính quyền các cấp tập trung quyết liệt nên rất khó có khả năng lợn bị bệnh bày bán trên thị trường. Hơn nữa, virus DTLCP chỉ lây từ lợn sang lợn, không lây sang người và các động vật khác nên người tiêu dùng hãy an tâm ăn thịt lợn”, ông Hùng khuyến cáo.

Theo tìm hiểu của NNVN, trước năm 2017, hầu hết lợn đưa vào cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn Hà Tĩnh là do các tể lô thu gom trong các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, công tác kiểm soát dịch bệnh có phần hạn chế. Tuy nhiên, từ giữa năm 2017 đến nay, khoảng 50% lợn giết mổ tại lò được bắt từ các trang trại tập trung quy mô lớn nên quy trình chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh được giám sát rất chặt chẽ, an toàn.

16-44-17_nh4
Các mẫu xét nghiệm lợn chết bất thường trên địa bàn Hà Tĩnh đều âm tính với DTLCP
Để phòng, chống DTLCP, mới đây tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ hơn 10.000 lít hóa chất cho các địa phương, cơ sở chăn nuôi tiêu độc khử trùng. Đồng thời, in ấn, phát 1.000 sổ tay và 15.000 tờ rơi hướng dẫn cách phòng, chống DTLCP cho cán bộ tham gia phòng chống dịch và người chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
Tác giả: THANH NGA
Nguồn tin: https://nongnghiep.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074669

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72757378