04:59 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hệ thống trang trại duy trì tái đàn

Thứ tư - 15/05/2019 09:56
Mặc dù dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành từ Bắc vào Nam nhưng người chăn nuôi ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn mạnh dạn duy trì tái đàn lợn.

Gần 430.000 con lợn đang an toàn

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh chia sẻ, ngay khi Bộ NN-PTNT công bố Việt Nam bị dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), chúng tôi đã xác định phòng dịch như chống dịch, coi như địa phương đã bị dịch để thực hiện các biện pháp “phòng thủ” một cách chủ động nhất, quyết liệt nhất.

15-17-35_nh2
Mặc dù DTLCP đe dọa 2 đầu tỉnh Hà Tĩnh nhưng gần 3 tháng qua, trang trại hộ ông Trần Nghệ Tĩnh (68 tuổi), ở thôn 4, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên đã tái đàn 2.000 con lợn.

Đoàn liên ngành tỉnh được thành lập ngay sau đó, chỉ đạo các huyện giáp ranh tỉnh Nghệ An (đã có 10 huyện bị dịch) gồm Nghi Xuân, Hương Sơn, Đức Thọ lập chốt kiểm dịch, trực gác 24/24h; cấp hơn 10.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng; đồng thời, giám sát chặt chẽ lực lượng hành nghề giết mổ, vận chuyển gia súc trên địa bàn toàn tỉnh. Tuyên truyền, hướng dẫn quy trình phòng chống dịch đến tận các hộ chăn nuôi, xác định người chăn nuôi vừa là chủ thể vừa là lực lượng chính phòng dịch.

Ngoài các giải pháp trên, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh xử lý tình huống lợn ốm, chết bất thường hết sức kịp thời. Trong thời gian gần 3 tháng qua, đơn vị này đã lấy trên 10 mẫu lợn ốm, chết bất thường gửi xét nghiệm, tất cả đều cho kết quả âm tính với ASF. “Đến thời điểm này, gần 430.000 con lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đang an toàn”, ông Hùng nhấn mạnh.  

Tiếp tục duy trì đàn

Mặc dù đang ở giai đoạn “báo động đỏ”, nhưng theo khảo sát của NNVN, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh, đặc biệt là hệ thống trang trại quy mô lớn và vừa vẫn tự tin tái đàn.

Ông Trần Nghệ Tĩnh (68 tuổi), ở thôn 4, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên đang chăn nuôi gia công cho Cty Golden Star (TP Vinh, Nghệ An) với quy mô 6 dãy chuồng (khoảng 6.000 con).

“Kể từ ngày dịch xuất hiện đến nay trang trại của tôi tái đàn được 2.000 con lợn. Mới đây tôi khánh thành thêm 2 dãy chuồng để sắp tới vào đàn cuốn chiếu”, ông Tĩnh nhấn mạnh.

15-17-35_nh3
Các trang trại trên địa bàn Hà Tĩnh đều phòng dịch bằng giải pháp “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Vừa vào đàn 100 con lợn, chủ trang trại ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Thảo nói: “Toàn bộ con giống trước khi vào đàn được kiểm dịch và nuôi cách ly đúng quy trình.

Đặc biệt, để phòng dịch tôi đã vệ sinh chuồng trại 2, 3 lần trước khi tái đàn cả chục ngày”. Theo ông Thảo, hiện nay giá lợn tại Hà Tĩnh xuống khá thấp, chỉ giao động ở mức 34.000 - 36.000 đồng/kg, cộng với kinh phí phòng chống dịch hàng ngày tương đối lớn, sau khi tính toán cho thấy “nuôi càng nhiều lỗ càng lớn”. Tuy nhiên, nếu không duy trì đàn, ít tháng nữa nhiều khả năng lượng cung sẽ không đủ cầu, giá lợn sẽ tăng cao. Vì vậy ông đánh liều vay vốn ngân hàng tiếp tục tái đàn ổn định, kỳ vọng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh cho rằng, mặc dù bị đe dọa cả hai đầu nam - bắc nhưng gần 3 tháng qua Hà Tĩnh vẫn đang phòng dịch hiệu quả. Vì vậy người chăn nuôi cần bình tĩnh, không quá hoang mang, bán tháo, bán chạy lợn. Không nên tái đàn ồ ạt, đặc biệt là ở khu vực có mật độ chăn nuôi cao, với những trang trại phòng dịch tốt cần cố gắng duy trì đàn lợn. Trước khi vào đàn phải đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh tuyệt đối.

THANH NGA/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 325

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 323


Hôm nayHôm nay : 46022

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 418849

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73465820