12:19 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hồi sinh giấc mơ dâu tằm xứ Quảng

Thứ bảy - 08/09/2018 12:05
Những biền dâu xanh ngút ngàn ven sông Thu Bồn qua các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc (Quảng Nam) từng đi vào quá vãng nay đang dần hồi sinh. Đó không chỉ là giấc mơ của những người nông dân nặng lòng với truyền thống trồng dâu nuôi tằm, mà còn là chiến lược của tỉnh Quảng Nam khi khuyến khích phát triển mở rộng nhiều diện tích trồng dâu…

Xanh ngát biền dâu

Hơn 3 tháng qua, 12 hộ dân thôn Thạnh Mỹ, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trở nên tất bật hơn với công việc mới trên bãi biền đất của mình.

Họ là những hộ nông dân đầu tiên được chọn thực hiện thí điểm dự án phục hồi vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm do HTX  Nông nghiệp Điện Quang phối hợp với Công ty CP Tơ lụa Hội An thực hiện.

Vừa vun lại những gốc dâu cao ngang bụng, ông Cao Văn Khánh, thôn Bến Đền Tây, xã Điện Quang, không giấu được niềm hân hoan: “Đây là dự án được người dân địa phương mong chờ nhất thời gian qua vì nó không chỉ mở ra hướng đi mới tạo sinh kế và thu nhập cho người dân mà còn biến ước mơ của tôi và những hộ dân trên vùng đất Gò Nổi này”.

Gò Nổi bao gồm 3 xã Điện Phong, Điện Trung và Điện Quang, thị xã Điện Bàn, vốn có truyền thống trồng dâu nuôi tằm. “Điện Quang, Gò Nổi từng nổi tiếng khắp nơi về nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, nhưng do nhiều nguyên nhân mà nghề mai một.

“Khi nghe có dự án triển khai tại xã, bà con mừng lắm. Thật sự, trong thâm tâm ai cũng tiếc, vì nghề đã gắn với ông bà mình hàng trăm năm rồi, bây giờ ước mơ về nghề truyền thống vùng đất Gò Nổi có cơ hội hồi sinh, sao không vui được”, ông Khánh tâm sự.

Hồi sinh giấc mơ dâu tằm xứ Quảng ảnh 1Nghề trồng dâu đang được nhà nước, doanh nghiệp và nông dân quyết tâm phục hồi
Thời hoàng kim của dâu tằm Gò Nổi diễn ra cách đây cũng gần 30 năm, hầu như nhà nào cũng trồng dâu nuôi tằm, ít thì 1 - 2ha, nhiều có khi lên đến hàng trăm hécta. Chỉ tính giai đoạn từ năm 1987 - 1992, mỗi năm xã Điện Quang xuất ra thị trường gần 30 tấn tơ, trong làng lúc nào cũng rộn ràng tiếng thoi đưa dệt lụa.

Nhưng từ năm 1993 đến 1996, diện tích trồng dâu thu hẹp dần do thị trường tiêu thụ bấp bênh, cạnh tranh gay gắt với tơ lụa Trung Quốc tràn vào. Mặt khác, đất đai được hợp tác xã chia lại cho nông dân, nhiều người phá dâu trồng hoa màu.

Đặc biệt, những yếu kém về ứng dụng kỹ thuật trong lai tạo giống dâu, giống tằm khiến năng suất chất lượng không cao, thiếu chủ động nguồn giống… Từ đó, nghề ươm tơ, dệt lụa cha ông để lại mai một dần, rồi tàn lụi. 

Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc HTX Nông nghiệp Điện Quang, nguyên Giám đốc Xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu Quảng Nam - Đà Nẵng, không giấu niềm vui khi dự án phục hồi vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm được triển khai: “Hồi xưa, lúc cao điểm tôi trồng khoảng 340ha dâu, nuôi gần 300 tấn kén. Cho nên khi nghề này mất đi, tôi tiếc lắm. So với canh tác hoa màu, trồng dâu không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn gắn với môi trường vì mình không dùng thuốc trừ sâu. Chưa kể, cây dâu có tác dụng lớn trong bảo vệ đất đai, mỗi mùa lũ lụt cây dâu nằm xuống ôm đất và tích lũy phù sa, ngăn sạt lở”.

Bắt đầu năm 2015, khi doanh nghiệp nêu ý tưởng về việc phục hồi vùng nguyên liệu dâu trên đất Gò Nổi, ông Thành đồng ý liền, và trước mắt làm thí điểm 3ha. Dự kiến, vụ đông xuân tới, ông Thành sẽ trồng thêm 20ha nữa, hướng đến phục hồi được 150ha trong 2 năm tới.

Chấn hưng nghề truyền thống

Từ xa xưa, Quảng Nam được xem là cái nôi của nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa xứ Đàng Trong. Nghề càng nổi tiếng hơn khi gắn liền với truyền thuyết bà chúa Tằm Tang Đoàn Thị Ngọc (Đoàn Quý Phi), vợ Chúa Nguyễn Phúc Lan, người có công lớn trong việc khuyến khích mở rộng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa (thế kỷ 17).

Những năm sau giải phóng, dọc các vùng quê ven sông Vu Gia - Thu Bồn đâu đâu cũng ngút ngàn dâu xanh. Số liệu từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm 90 của thế kỷ trước, lúc cao điểm diện tích trồng dâu cả tỉnh lên tới 5.000ha, chủ yếu phân bố ở Điện Bàn, Duy Xuyên và Đại Lộc.

Nhưng hiện tại chỉ còn 11ha, tập trung tại một số xã của huyện Duy Xuyên như Duy Hòa (1ha), Duy Châu (1ha), thị trấn Nam Phước (1ha), Duy Trinh (8ha), với khoảng 30 hộ trồng. Riêng Điện Bàn, Đại Lộc dường như vắng bóng vườn dâu.

Theo ông Lê Thái Vũ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tơ lụa Hội An, ngoài sự quyết tâm cao của chính quyền địa phương thì giá cả, thị trường đầu ra sản phẩm đảm bảo sẽ là cơ sở tốt cho nghề trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Nam phục hưng.

Thời gian qua, bên cạnh tổ chức cho các hộ dân đi tham quan học hỏi kinh nghiệm về nghề trồng dâu nuôi tằm ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, doanh nghiệp ông Vũ cũng đã phối hợp với tỉnh Quảng Nam khảo sát vùng nguyên liệu tại các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn.

“Trước mắt đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền, người dân xã Điện Quang làm thí điểm ở Gò Nổi khoảng 5ha. Sau khi đánh giá kết quả sẽ tiếp tục mở rộng thêm ra nhiều vùng. Thuận lợi hiện nay là ngoài việc có nhiều giống mới cho năng suất cao cũng như công thức nuôi tằm hiện đại, thì chúng tôi cũng đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương chuyển giao công nghệ về cách nuôi tằm, trồng dâu cho bà con. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng sẽ chịu trách nhiệm đầu ra. Do đó, tôi tin tưởng triển vọng phục hồi nghề này là rất lớn”, ông Vũ nói.

So sánh cho thấy, hiệu quả cây dâu mang lại cao gấp 5 - 10 lần các loại hoa màu và cây lúa. Ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Kinh tế huyện Điện Bàn, nhìn nhận, với giá kén 120.000 - 150.000/kg như hiện nay cũng như đầu ra sản phẩm ổn định, người nông dân hoàn toàn có thể yên tâm với cây dâu.

Hiện tại, thị xã Điện Bàn cũng đã xây dựng đề án quy hoạch vùng nguyên liệu dâu ven sông Thu Bồn gồm 3 xã Gò Nổi, Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Phước, dự kiến diện tích khoảng 500ha.

Tương tự, ông Lê Trung Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, cũng cho biết, địa phương đang quy hoạch khoảng 300ha tại các xã Duy Châu, Duy Hòa, Duy Trinh để trồng dâu nuôi tằm.

Theo ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đây là thời điểm thuận lợi để phục hưng nghề trồng dâu nuôi tằm vì thị trường hiện có những tín hiệu tốt, nhất là đã có sự tham gia của một số doanh nghiệp cũng như khả năng kết nối với các tập đoàn lớn trên thế giới trong việc đưa sản phẩm xuất khẩu.

“Đây là cơ hội rất lớn để chính quyền cùng với nhân dân, doanh nghiệp liên kết, hình thành chuỗi giá trị, từ đó phục hồi nghề trồng dâu nuôi tằm. Chúng tôi cũng được biết thu nhập từ nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa rất khá so với mức thu nhập hiện nay. Với những điều kiện phù hợp về đất đai thổ nhưỡng, Quảng Nam quyết tâm phục hồi vùng trồng dâu trên những bãi sông Thu Bồn, Vu Gia để vừa giữ đất, hạn chế xói lở, vừa nâng cao giá trị kinh tế cho bà con”, ông Lê Trí Thanh khẳng định.

NGỌC PHÚC/ SGGP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 357

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 356


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1059646

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71286961