16:44 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên Giang: Mùa nước nổi trồng dưa leo, mướp hương "hốt bạc"

Thứ hai - 22/10/2018 05:11
Mùa nước nổi năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh, ngụ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Lợi (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) trồng 0,2ha dưa leo, 0,3ha mướp hương. Hơn 1 tháng nay, ngày nào vợ chồng anh Khanh cũng thu về hơn 400.000 đồng tiền bán dưa leo, chưa kể tiền bán mướp hương...

Vào mùa nước nổi, trong khi nhiều nơi ruộng đồng bị ngập nước, nhiều người phải tất bật với việc thu hoạch lúa chạy lũ, thì có nơi nông dân vẫn trồng được rau màu nhờ nằm trong vùng đê bao kiên cố. Từ trồng màu mùa nước nổi, nhiều hộ ở các huyện Châu Thành, Giồng Giềng, Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang đã có thu nhập tốt.

Từ mờ sáng, ông Danh Phương - Giám đốc Hợp tác xã rau sạch Thạnh Hưng, xã Thạnh Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đã có mặt ở rẫy trồng màu để thu hoạch cải xanh, ngò om, quế cho kịp cân chợ sớm. Với 2.000m2 đất trồng, hơn 2 tháng nay, ông Phương đã thu hoạch được gần 4 tấn rau màu các loại với giá bình quân 10.000 đồng/kg.

“Mùa nước nổi năm nay có mưa nên trồng rau nhẹ công tưới lại bán được giá, bình quân cao hơn 5.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Ước tính sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng trong 3 tháng trồng rau màu mùa nước nổi” - ông Phương chia sẻ.

 kien giang: mua nuoc noi trong dua leo, muop huong 'hot bac' hinh anh 1

Trồng rau màu mùa nước nổi giúp nông dân tỉnh Kiên Giang có thu nhập cao. Ảnh: NQ.

Theo ông Phương, hiện toàn Hợp tác xã rau sạch Thạnh Hưng có gần 6ha rau các loại. Do địa bàn ấp Thạnh Hưng là vùng đất thấp nên xã viên chọn trồng rau ăn lá ngắn ngày như: Cải xanh, dưa leo, rau thơm, cần nước, cù nèo… Hiện giá rau màu bán được giá cao nên bà con rất phấn khởi.

Hơn 1 tháng nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh, ngụ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Lợi (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) thu về khoảng 400 ngàn đồng/ngày từ 200m2 đất bờ bao trồng dưa leo. “Dưa leo vụ này bán được 5.000 đồng/kg đã có lời nhờ thời tiết thuận lợi, dưa leo cho trái đạt và ít sâu bệnh” - anh Khanh chia sẻ.

 kien giang: mua nuoc noi trong dua leo, muop huong 'hot bac' hinh anh 2

Anh Nguyễn Văn Khanh, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang đang tưới nước cho rẫy mướp. Ảnh: NQ.

Nhìn giàn dưa leo được căng dây thẳng tắp với những dây dưa xanh mướt cho trái xum xuê, có lẽ ai cũng phải thán phục sự cần mẫn, bài bản trong cách làm nông của vợ chồng anh Khanh. Ngoài dưa leo, anh Khanh còn có 3.000m2 mướp hương đang kỳ cho trái.

Để tiết kiệm nhân công, anh Khanh xẻ 4 con mương cắt ngang ruộng mướp để mỗi khi tưới nước cho rẫy mướp anh chỉ cần cầm giàn tưới bằng máy rồi đứng trên chiếc xuồng ba lá lần lượt tưới khắp các luống. Việc làm này vừa giúp rút ngắn thời gian tưới, vừa hạn chế được rầy cám sinh sôi nhờ lực phun từ vòi tưới khá mạnh. Dưới mương của rẫy mướp, anh Khanh thả cá tai tượng, cá tra.

 kien giang: mua nuoc noi trong dua leo, muop huong 'hot bac' hinh anh 3

Nông dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang chăm sóc rau màu mùa nước nổi. Ảnh: NQ.

Còn tại huyện Tân Hiệp, chủ trương trồng màu mùa nước nổi được huyện đặc biệt chú trọng, nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hướng nông dân tận dụng thời gian nông nhàn, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai để tăng thu nhập. Hưởng ứng chủ trương của huyện, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Hiệp đều tổ chức sản xuất rau màu mùa lũ, nhiều nhất là xã Thạnh Trị.

Chị Lê Thị Ngợi, ngụ ấp Đông Thọ B, xã Thạnh Trị, hộ có 1.500m2  đất trồng dưa leo chuẩn bị cho thu hoạch, cho biết: “Trồng hoa màu vào mùa nước nổi không phải sợ rớt giá nhưng phải giữ được mặt ruộng khô ráo, tránh để nước lũ rò rỉ hoặc mưa nhiều... Tôi và bà con trồng màu ở đây đều chuẩn bị sẵn máy móc và thay phiên nhau túc trực để đề phòng sự cố”.

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 63752

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60385709