16:34 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp khởi sắc rõ nét, phát triển mạnh toàn diện

Thứ ba - 23/10/2018 10:37
Trong phiên khai mạc sáng nay, thay mặt mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo tình hình KT-XH của đất nước từ đầu năm đến nay cũng như trong 3 năm qua.
16-55-35_ton_cnh_phien_khi_mc
Toàn cảnh phiên khai mạc

Đánh giá chung tình hình KT-XH 10 tháng đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dù còn những hạn chế, khó khăn, bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động, chúng ta đã kiểm soát tốt lạm phát, ổn định vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung chỉ đạo phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực mới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh đưa đất nước tiếp tục phát triển.  

GDP nông nghiệp tăng khoảng 3,31%

Theo Thủ tướng, tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn giai đoạn 2010 - 2015, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, bền vững hơn; quy mô nền kinh tế tăng mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt nhiều kết quả quan trọng. QPAN được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.

Trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2018 chúng ta sẽ đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt. “Dự báo chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra, trong đó đến nay đã có 11 chỉ tiêu đạt và vượt”, Thủ tướng khẳng định.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phục hồi rõ nét và đạt nhiều kết quả tích cực từ quá trình cơ cấu lại của ngành, ước cả năm 2018, GDP của khu vực tăng khoảng 3,31%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành, vùng sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm đặc sản địa phương) gắn với tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương và xây dựng nông thôn mới.

Sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hướng bền vững hơn, bảo vệ nguồn lợi, bảo đảm nguồn gốc đánh bắt, tuân thủ luật pháp quốc tế; sản xuất lâm nghiệp bền vững hơn, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng liên tục tăng đã đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm tăng cao, trong đó xuất khẩu rau, quả đạt 4,2 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản đạt 9,2 tỷ USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 8,4 tỷ USD.

Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành lĩnh vực, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước, trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Rà soát quy hoạch đất lúa để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao hơn. Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Phát triển hiệu quả, bền vững với tầm nhìn dài hạn kinh tế rừng, kinh tế biển. Chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản trái phép, không đăng ký, không khai báo. Thúc đẩy phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

16-55-35_ttg_nguyen_xun_phuc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tình hình KT-XH trước Quốc hội

Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại các địa bàn nghèo, tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh…).  

Giáo dục, y tế còn gây bức xúc trong nhân dân

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện các mục tiêu KT - XH 2018 và kế hoạch 2019. Ủy ban Kinh tế đánh giá Chính phủ đã thực hiện thành công mục tiêu kép: vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Để thấy rõ hơn những kết quả đạt được và tiếp tục duy trì những thành tựu, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá sâu sắc hơn 13 vấn đề, trong đó đề nghị làm rõ động lực của tăng trưởng. "Diễn biến mức tăng trưởng GDP của 3 quý vừa qua có sự khác biệt so với kịch bản tăng trưởng kinh tế đã dự báo đầu năm (dự báo quý sau giảm hơn quý trước), nên cần có đánh giá đầy đủ”, ông Vũ Hồng Thanh nêu.

Hai là cần đánh giá hiệu quả điều hành chính sách giá thông qua việc điều chỉnh giá dịch vụ công mà nhà nước cung cấp (giá dịch vụ y tế và giáo dục trong 9 tháng năm 2018 tăng nhanh so với các dịch vụ khác, giá dịch vụ y tế tăng 2,46 lần, giáo dục tăng 1,5 lần), bảo đảm hài hòa lợi ích giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ.

Trong các vấn đề về văn hóa - xã hội, điểm băn khoăn đầu tiên được Ủy ban Kinh tế nêu ra là giáo dục, khi tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, tình trạng dạy thêm, học thêm và lạm thu còn tiếp diễn; tiến độ thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn chậm; tự chủ đại học còn nhiều hạn chế; tính ổn định, thống nhất và đồng bộ trong giáo dục chưa cao; công tác tổ chức thi THPT quốc gia để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi tại một số tỉnh; sách giáo khoa xuất bản độc quyền, gây lãng phí cho xã hội.

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu, cùng với việc quản lý và chậm xử lý sai phạm tại các phòng khám tư trong sản xuất hàng giả là thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thực phẩm chức năng gây tâm lý lo ngại, bất bình trong dư luận.

Xử lý nghiêm minh cả cán bộ cao cấp

Những vụ việc gây bức xúc trong xã hội, được dư luận hết sức quan tâm như AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm… cũng được Thủ tướng đề cập. Số lượng lớn tiền, tài sản đã được thu hồi cho nhà nước về cho Nhà nước.

“Công tác phòng chống tham nhũng được quyết liệt triển khai. Các sai phạm đã được xử lý nghiêm trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch, trong đó có một số cán bộ cao cấp. Các vụ án phức tạp, nhân dân quan tâm (như vụ đánh bạc trên internet, sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, vụ “Vũ nhôm”, “Út trọc”…) đã được tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, được cử tri cả nước đồng tình, ủng hộ.”, báo cáo của Thủ tướng cho biết.

Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, một số quy định pháp luật còn bất cập, thiếu khả thi, chồng chéo, chậm được sửa đổi; kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi chưa nghiêm; phối hợp công tác giữa một số cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ; còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Công tác cán bộ cũng được cho rằng còn những yếu kém, phát hiện nhiều vi phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm...

Vẫn còn tình trạng trục lợi chính sách

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn còn nhiều tồn tại, khuyết điểm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bị thiên tai còn cao; nguy cơ tái nghèo lớn. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội còn hạn chế; vẫn còn tình trạng trục lợi chính sách. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp. Công tác y tế nhiều mặt hạn chế; vẫn còn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. An ninh, an toàn bệnh viện một số nơi chưa bảo đảm; xảy ra nhiều vụ mất an toàn thực phẩm.

Trong giáo dục, Thủ tướng chỉ rõ, chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp chưa cao; cơ cấu chưa hợp lý. Cơ sở vật chất giáo dục đào tạo nhiều nơi chưa bảo đảm. Biên chế giáo viên thừa, thiếu cục bộ. Xảy ra sai phạm trong kỳ thi trung học phổ thông ở một số địa phương. Vấn đề sách giáo khoa phổ thông gây bức xúc dư luận.


Tác giả bài viết: Theo Văn Hùng (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 63358

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60385315