Tham dự có các chuyên gia kỹ thuật nông nghiệp Cục Trồng trọt, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, đại diện Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cùng các DN kinh doanh XK gạo và hơn 200 nông dân và đại diện HTX sản xuất lúa ở khu vực ĐBSCL.
Ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc TTKN quốc gia nhấn mạnh: Thực hiện chủ trương tác cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong những năm qua Bộ NN-PTNT đã mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng lớn (CĐL)” trên cả nước.
Ông Trần Văn Khởi, Q Giám đốc TTKN quốc gia tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp. Ảnh: Hữu Đức. |
Kể từ vụ lúa HT 2011, mô hình CĐL liên kết sản xuất (SX) được thí điểm tại các tỉnh ĐBSCL. Qua đó thực tế đã chứng minh xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo mô hình cánh đồng liên kết chuỗi giá trị là phương thức SX phù hợp, là giải pháp tối ưu nhất và là xu thế của ngành hàng lúa gạo.
Kết quả theo tính toán, SX lúa theo mô hình này mỗi ha có thể giảm chi phí SX lúa 10-15% và giá trị sản lượng có thể tăng 20-25%, thu lời thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha. Nông dân tham gia SX lúa CĐL được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật và một số mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu vào không tính lãi.
Đối với các HTX thông qua quá trình liên kết giúp cũng cố hoạt động SX kinh doanh hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro do giá cả thị trường biến động; đồng thời giúp doanh nghiệp liên kết chủ động được nguồn nguyên liệu, tăng khả năng cạnh tranh.
Ở ĐBSCL có diện tích đất trồng lúa trên 1,8 triệu/ha, với diện tích gieo trồng 4,2 triệu/ha, sản lượng lúa đạt khoảng 25 triệu tấn, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng các mô hình liên kết SX tiêu thụ lúa ở các tỉnh trong vùng còn nhiều hạn chế. Năm 2018 thống kế SX lúa CĐL toàn vùng chỉ có 380.000 ha, chiếm 9,2% diện tích gieo trồng lúa cả vùng. Phấn nhiều nông dân vẫn phải bán lúa qua thương lái.
Sản xuất lúa trên CĐL ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn