Theo báo cáo đề dẫn tại hội nghị, hiện naycác hợp tác xã hoạt động ngày càng ổn định, hiệu quả. Tại nhiều địa phương đãhình thành và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trịhàng hóa chủ lực của địa phương có liên kết với doanh nghiệp từ đầu vào đếntiêu thụ sản phẩm đầu ra theo hợp đồng.
Các sản phẩm của hợp tác xã được tiêu thụdưới nhiều hình thức và kênh phân phối khác nhau như: qua hệ thống chợ, cửahàng, siêu thị, trung tâm thương mại và xuất khẩu… Việc sản xuất và tiêu thụsản phẩm của hợp tác xã bước đầu gắn với sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năngcủa tỉnh, địa phương và theo nhu cầu của thị trường.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang DươngVăn Thái, xúc tiến thương mại giữ vai trò quan trọng kết nối người sản xuất vớingười tiêu dùng, đẩy mạnh sự lưu thông, phân phối hàng hóa. Nhận thức được tầmquan trọng đó, những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng việc xúc tiếnthương mại. Qua đó, nhiều sản phẩm tiêu thụ ổn định, có đầu ra thuận lợi.
Tuy nhiên, khó nhất đối với các hợp tác xãnông nghiệp là hiện thiếu sự liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chấtlượng sản phẩm không đồng đều, chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, sâubệnh. Quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, thiếu chuyên nghiệp. Cùng đó, do thiếucác vùng chuyên canh quy mô lớn nên không có nguồn hàng ổn định để bảo đảm cungứng trực tiếp cho các đơn vị có nhu cầu.
Về nhu cầu liên kết giữa các hợp tác xã, PhóGiám đốc Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng (Bắc Giang) Lưu Xuân Kiên cho rằng, sựliên kết trong sản xuất nông nghiệp còn rời rạc, tách rời khâu sản xuất, chếbiến, thị trường dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp. Sản phẩm nhiều lúc bị épgiá, rơi vào tình thế bấp bênh, không tiêu thụ được. Do đó, nhu cầu liên kếtgiữa các hợp tác xã với nhau, giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp tiêu thụsản phẩm là một nhu cầu khách quan đặt ra.
Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam LêVăn Nghị đề xuất, để sản xuất kinh doanh hiệu quả trong thời kỳ hội nhập, liênkết hợp tác trong mô hình hợp tác xã là tất yếu, khách quan. Chúng ta đang sốngtrong thế giới của cuộc cách mạng 4.0, do đó các hợp tác xã cần có cán bộ giỏivề công nghệ thông tin để làm thương mại điện tử; mở cửa hàng trên mạng, bánhàng online.
Đồng thời, các hợp tác xã mạnh dạn chuyển đổicơ cấu cây trồng, vật nuôi, đi vào các loại cây con có hiệu quả kinh tế cao,cung cấp các sản phẩm trái mùa. Bên cạnh đó, các hợp tác xã phải kết nối lạivới nhau xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, đặc sản riêng của từng vùng miền, từđó nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoàinước.
Đề cập giải pháp tháo gỡ, tăng cường liên kếtđể bảo đảm đầu ra cho nông sản của hợp tác xã, nhiều ý kiến của các đại biểucho rằng, các hợp tác xã cần coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm là hàng đầu;tích cực quảng bá sản phẩm, tham gia hội nghị xúc tiến thương mại và chủ độngtìm các đơn hàng.
Cùng đó, phải để người tiêu dùng phản hồi lạichất lượng sản phẩm, giao lưu trực tiếp với người sản xuất, tạo niềm tin củangười dân với sản phẩm. Ngoài ra, một số đại biểu cũng cho rằng, muốn tạo dựngđược thương hiệu, uy tín với người tiêu dùng cần chịu trách nhiệm đến cùng vềsản phẩm của mình; ưu tiên phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương. Có thểquảng bá thông tin sản phẩm trên trang mạng cá nhân bởi đây là kênh tiếp cậnngười tiêu dùng khá cao./.
Nguồn: PV/ Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản/ Bộ NN & PTNT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn