13:03 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Linh hoạt cấp hạn mức vay cho nông hộ

Thứ tư - 24/09/2014 12:20
Bên cạnh việc tiếp tục triển khai hình thức cho vay lưu vụ thì hình thức cấp hạn mức tín dụng linh hoạt đối với các hộ nông dân đang là cách thức mà các chi nhánh Agribank tích cực triển khai để cho vay hiệu quả trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đang có những dấu hiệu chuyển từ độc canh sang đa canh phối hợp.

Mới đây, Agribank đã có văn bản chỉ đạo các chi nhánh tiếp tục thực hiện hoạt động cho vay lưu vụ. Theo đó, NH này sẽ tiếp tục cho các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn để thanh toán các khoản chi phí trồng, chăm sóc các loại cây trồng ngắn ngày có 2 vụ liền kề (cây lương thực, cây ăn quả) và chi phí chăm sóc trong thời kỳ đã thu hoạch đối với các cây lưu gốc (mía, chuối, dứa, cói), các cây công nghiệp.


Ảnh minh họa

Ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk cho thấy, hoạt động cho vay lưu vụ của các chi nhánh Agribank trong những năm qua có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Hiện dư nợ cho vay của các chi nhánh Agribank đối với các hộ trồng cà phê ở đây khoảng 10.500 tỷ đồng. Nếu áp dụng hình thức cho vay lưu vụ thì sau mỗi vụ cà phê sẽ có khoảng 75.000 hộ nông dân không phải trả nợ gốc và làm thủ tục tái vay.

Từ góc độ người dân, việc này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ phụ thuộc vào “tín dụng đen” cũng như các nguy cơ vỡ nợ dây chuyền do các đại lý ôm hàng, bỏ trốn. Từ góc độ NH, việc áp dụng hình thức cho vay lưu vụ này cũng sẽ làm giảm áp lực cho cán bộ tín dụng, giảm thiểu tiêu cực trong hoạt động đáo hạn NH.

Tuy nhiên, hình thức cho vay lưu vụ chỉ có thể thực hiện được trong môi trường sản xuất nông nghiệp chuyên canh, các điều kiện diện tích đất đai, loại cây trồng không thay đổi, chi phí sản xuất và thu nhập tương đối ổn định.

Thực tế, trong vòng vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực kinh tế lớn như ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy người dân làm nông nghiệp ở các địa phương có xu hướng linh hoạt trong việc kết hợp các loại hình sản xuất nông nghiệp nhằm duy trì ổn định mức thu nhập tối thiểu và khôi phục dần sau những mùa vụ thất bát.

Chẳng hạn, nếu trước đây chỉ thuần túy trồng lúa thì hiện nay nhiều hộ dân có diện tích lớn chuyển dần sang kết hợp vừa trồng lúa vừa nuôi tôm, nuôi cá hoặc chuyển một phần đất lúa sang trồng các loại rau màu, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thức được điều này, thời gian qua, một số chi nhánh Agribank khu vực các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đã đổi mới trong cách thức tiếp cận cho vay đối với nông hộ. Thay vì cho vay lưu vụ theo cách giữ lại hồ sơ vụ, các chi nhánh Agribank đã tiến hành thu thập thông tin của nhiều đối tượng khách hàng hộ gia đình để cấp hạn mức tín dụng trọn gói trong từng năm.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh An Giang cho rằng, hiện nay nhu cầu vay vốn theo hình thức lưu vụ của người nông dân có xu hướng giảm dần. Việc độc canh cây lúa, con cá tra, con tôm đã bắt đầu có dấu hiệu được thay thế bằng các hình thức kết hợp vừa chăn nuôi vừa trồng trọt hoặc vừa làm sản xuất vừa làm các dịch vụ nông nghiệp. Vì thế TCTD hoạt động chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần nhìn nhận để có những dịch vụ tín dụng phù hợp, theo kịp với sự chuyển biến của thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Việc thẩm định để cấp hạn mức tín dụng linh hoạt cho từng hộ dân mặc dù sẽ khiến các chi nhánh NH phải vất vả hơn, nhưng hiệu quả cho vay sẽ tốt hơn vì tận dụng được lượng khách hàng nông hộ đã nhiều năm gắn bó với các chi nhánh, phòng giao dịch.

Theo ông Sơn, cũng bằng hình thức linh hoạt này, phối hợp với việc cơ cấu lại nợ vay theo chỉ đạo của NHNN, việc cho vay vốn đối với nông hộ của Agribank chi nhánh An Giang đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Hàng ngàn hộ dân nuôi cá tra, nuôi tôm được cơ cấu nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN đã được cấp lại hạn mức tín dụng để tái đầu tư. Hiện chỉ còn khoảng 100 tỷ đồng nợ cũ của các hộ dân cần xem xét để cơ cấu lại theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN.

Như vậy, trong bối cảnh người nông dân chủ động linh hoạt trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thì các TCTD chuyên về nông nghiệp như Agribank cũng đã có những hoạt động tích cực để tăng trưởng tín dụng vào khu vực kinh tế nông hộ. Đây cũng sẽ là đòn bẩy để trong các tháng cuối năm việc triển khai hoạt động tái cấp vốn theo Thông tư 26/2014/TT-NHNN sẽ mang lại hiệu ứng tích cực. Đồng vốn từ NH có thêm nhiều cơ hội đến tay người nông dân ở các địa phương.

Theo thoibaonganhang.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1030490

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61352447