05:11 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Loại bỏ hơn 300 nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật

Chủ nhật - 18/09/2016 23:40
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp &PTNT) cho biết trong năm nay sẽ loại bỏ hai hoạt chất là Carbendazim và Paraquat ra khỏi danh mục được phép lưu hành. Liên quan tới hai hoạt chất này có tới hơn 300 nhãn hiệu cũng sẽ dừng lưu hành.

Tính đến nay, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng là 1.173 hoạt chất với gần 4.100 nhãn hiệu thương mại. Số lượng này quá nhiều gây khó cho bà con nông dân lựa chọn. Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật đang tiến hành rà soát và loại bỏ nhiều nhãn hiệu thương mại và hoạt chất bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục.

Con số gần 4.100 nhãn hiệu thương mại đồng nghĩa là với cùng một bệnh trên cùng một cây trồng có rất nhiều loại thuốc khác nhau, nhiều khi hàm lượng cũng chỉ chênh nhau một chút hoặcđược cho thêm một chất gì đó vào và đặt một tên khác. Có trường hợp thuốc bị xuống cấp lại đổi tên.

Carbendazim là một hoạt chất dùng để diệt nấm trên nhiều loại nông sản nhưng việc sử dụng chất này đang gây ảnh hưởng tới hình ảnh nông sản Việt Nam. Tiêu Việt Nam xuất khẩu vào EU cũng đã nhiều lần bị cảnh báo vì có dư lượng chất này. Hay như mật ong cũng khốn đốn vì hoạt chất Carbendazim khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU…

Ngoài Carbendazim, hoạt chất trừ cỏ Paraquat cũng sẽ bị loại bỏ trong danh mục hoạt chất được sử dụng trong nông nghiệp. Dù không thể phủ nhận tác dụng của chất Paraquat như việc giảm sức lao động của nông dân, tăng năng suất cây trồng nhưng chất này đang ảnh hưởng tới môi trường đất, nước.

Không chỉ hai hoạt chất trên, theo ông Hoàng Trung, đơn vị này đang tiến hành rà soát toàn bộ lượng thuốc BVTV nhập khẩu trong 5 năm gần đây và thực trạng sử dụng các loại thuốc BVTV trên địa bàn từng tỉnh.

Theo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, từ ngày 1/8/2020, một hàm lượng hoạt chất chỉ cho phép một dạng nhãn hiệu thương mại. Do đó, sẽ có khoảng 600 - 700 nhãn hiệu thương mại nữa bị loại bỏ ra khỏi thị trường.

“Ngoài ra chúng tôi sẽ thành lập hội đồng khoa học để đánh giá lại những loại thuốc nào gây bệnh cho người như ung thư, rối loạn chức năng sinh sản, ảnh hưởng tới môi trường, làm ảnh hưởng tới hình ảnh nông sản Việt Nam… sau đó sẽ trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNTxem xét loại bỏ”, ông Trung nói.

Theo báo Chính phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 31282

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73990464