Để thực hiện mục tiêu đề ra, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề ra nhiều giải pháp nhằm giữ vững và ổn định các thị trường chính là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng nguồn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài vừa đảm bảo tính thu nhập, cạnh tranh, trong đó chú trọng đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề và giáo dục định hướng cho lao động trước khi xuất cảnh.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý những phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động…
Ảnh minh họa |
Nhận định về thị trường lao động ngoài nước trong năm 2018, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cho biết: “Về xuất khẩu lao động, các thị trường lớn như Đài Loan, Nhật Bản vẫn có nhu cầu tiếp nhận lao động rất là lớn. Thị trường Hàn Quốc mỗi năm vẫn cần khoảng 60.000 lao động, chia đều cho mười mấy nước.
Hiện nay, Việt Nam trở thành nước đưa nhiều lao động nhất sang Nhật Bản. Nhật Bản hiện nay mở thêm ngành nghề mới như là trợ lí điều dưỡng. Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước đàm phán với các cơ quan chức năng của Nhật Bản. Còn phía Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn nên các yêu cầu đám phán của chúng ta đưa ra gần như đã được chấp nhận. Tuy nhiên đây là ngành nghề mới nên việc triển khai cần thận trọng”.
Năm 2017, Việt Nam đã đưa được hơn 134.000 người đi làm việc ở nước ngoài, vượt gần 24% so với kế hoạch đề ra. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam đưa được hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo vov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn