11:18 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nan giải xác nhận nguyên liệu khai thác thủy sản

Thứ năm - 27/09/2018 04:56
Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức hội nghị “Đánh giá 1 năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU”.

Sau gần 1 năm thực hiện các nỗ lực khắc phục thẻ vàng IUU, các DN hải sản đang gặp khó khăn lớn về nguồn nguyên liệu có chứng nhận, xác nhận khai thác.

16-46-37_nn_gii_xc_nhn_nguyen_lieu_khi_thc
Khai thác cá ngừ đại dương. (Ảnh: Kim Sơ)

Theo bà Lê Hằng, PGĐ Trung tâm VASEP. PRO, thẻ vàng IUU đã ảnh hưởng không nhỏ tới XK hải sản sang EU. Trong 8 tháng đầu năm nay, XK hải sản sang EU đạt 252 triệu USD, giảm 25% so cùng kỳ 2017. Trong đó, XK mực, bạch tuộc sang EU bị ảnh hưởng rõ rệt khi giảm sâu từ 9-41% qua từng tháng trong 8 tháng qua. XK cá ngừ sang EU vẫn tăng trưởng tốt ở mức 2 con số (tăng 26%), mà một trong những nguyên nhân quan trọng là giá XK tăng (tăng 5-7% so cùng kỳ 2017) vì nguồn cung khan hiếm. Dự báo trong những tháng cuối năm, XK hải sản khai thác sang EU tiếp tục giảm, nhất là các mặt hàng như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển… do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu khai thác theo quy định IUU.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho XK hải sản sang EU sụt giảm sau khi bị thẻ vàng IUU là các DN gặp khó khăn về nguyên liệu có chứng nhận, xác nhận khai thác của các cảng cá.

Bà Cao Thị Kim Lan, TGĐ Cty CP Thủy sản Bình Định, cho hay, EU vốn là thị trường chủ lực của công ty khi chiếm 60-70% giá trị XK trong những năm trước đây. Trong nửa đầu năm nay, XK sang EU của công ty bị giảm 20-30%, chủ yếu do gặp phải những khó khăn lớn về chứng nhận, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu khai thác. Khi mua nguyên liệu ở cảng cá Bình Định, công ty thực hiện rất nghiêm túc trong việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu khai thác. Theo đó, khi tàu vào bờ, công ty báo cáo với cảng cá. Khi tàu cập bến đưa cá lên bờ chở đến trạm thu mua, công ty đều mời nhân viên của cảng cá đến trực tiếp xác nhận số lượng nguyên liệu. Do đó, tất cả nguyên liệu mà công ty mua đều có xác nhận của nhân viên cảng cá. Nhưng do nhân lực, vật lực của cảng cá còn rất thiếu thốn, cộng với hạn chế của ngư dân trong việc ghi nhật ký tàu, nên ảnh hưởng lớn tới việc chứng nhận, xác nhận nguyên liệu khai thác.

Trước hết, khi tàu cập bến, công ty phải mất thời gian hướng dẫn ngư dân làm nhật ký tàu cho đầy đủ và đúng. Khi đã hoàn chỉnh bộ hộ sơ, công ty gửi tới cảng cá thì cảng cá lại chưa có cơ sở dữ liệu để đối chiếu nên phải chuyển hồ sơ lên Chi cục Thủy sản. Chi cục Thủy sản kiểm tra xong mới gửi về cảng cá. Thành ra, việc xác nhận nguyên liệu thường bị kéo dài, lúc đầu tới 3 tháng, nay rút xuống còn 2 tháng. Nguyên nhân nói trên, cộng với việc các tàu cá Bình Định thường không nhắn tin về, khiến cho từ tháng 3/2018 đến nay, Cty CP Thủy sản Bình Định chỉ mua được 30-40% nguyên liệu đạt yêu cầu chống khai thác IUU.

Ông Nguyễn Bửu Gioãn, PGĐ BQL Cảng cá Quảng Ngãi, thừa nhận, ngoài bộ phận lãnh đạo, thì nhân lực ở các cảng cá còn rất hạn chế về trình độ, nhất là để thực hiện công việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác. Bởi trước đây, nhân viên ở các cảng cá chỉ làm các công việc như thu tiền, xắp xếp tàu thuyền. Vì thế, chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác đang là một công việc rất nặng nề đối với các cảng cá.

Trình độ của các thuyền trưởng rất hạn chế, do đó, họ ghi nhật ký thường là bị sai. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác nhận nguồn gốc hợp pháp cho nguyên liệu khai thác. Mặt khác, việc xây dựng bến thuyền ở các cảng cá chưa hợp lý (quá ngắn), khiến cho phần lớn các tàu thuyền đánh cá vẫn vào các cảng truyền thống của ngư dân, cảng tư nhân. Điều này khiến cho sản lượng hải sản khai thác được cảng cá thống kê, chứng nhận hiện chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng khai thác của ngư dân. Đại diện BQL Cảng cá Tiền Giang, cũng cho hay, đa số các tàu lưới rê thuộc tỉnh này vẫn đang về cặp cảng của chủ tàu, không qua cảng cá địa phương. Do đó, một sản lượng không nhỏ hải sản khai thác của ngư dân trên địa bàn, hiện cảng cá không thể ghi nhận, chứng nhận được.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP: Chính phủ, chính quyền các địa phương, cộng đồng DN và ngư dân đang cùng nỗ lực để thoát thẻ vàng IUU. Tuy nhiên, nếu trong thời gian sắp tới, nếu chúng ta chưa thể lấy lại được thẻ xanh thì duy trì thẻ vàng cũng là điều tốt. Vì việc duy trì thẻ vàng sẽ làm cho chúng ta có một thời gian cần thiết để cố gắng một cách tốt nhất trong việc chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm.
SƠN TRANG/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 59687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1128171

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60136494