23:55 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao chất lượng con tôm Việt

Chủ nhật - 27/11/2016 09:37
Là một ngành xuất khẩu thủy sản chủ lực của quốc gia nhưng ngành tôm đang đứng trước nhiều thách thức hơn trước. Theo nhiều chuyên gia, ngành tôm cần hướng đến mô hình nuôi tôm sạch, qua đó nâng cao được năng suất và hiệu quả trong xuất khẩu.

Còn nhiều lỗ hổng

Theo thống kê, bình quân hàng năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam là trên 3 tỷ USD. Trong đó, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu tôm đứng thứ 2, chiếm 14% thị phần trên thế giới. Là một ngành xuất khẩu thủy sản chủ lực của quốc gia nhưng ngành tôm từ khâu con giống, vật tư cho đến nuôi trồng, chế biến còn nhiều lỗ hổng. Thời gian gần đây, ngành tôm Việt Nam gặp nhiều thách thức hơn trước. Cụ thể, các thị trường nhập khẩu tăng cường quy định kiểm soát về dư lượng kháng sinh, nhiều rào cản phi thuế quan được đặt ra. Ngoài ra, nhiều nước có lượng tôm xuất khẩu ngày càng lớn như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia…

22
Ngành tôm cần hướng đến mô hình nuôi tôm sạch để nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu tôm của Việt Nam. (Ảnh: Tôm giống Đại Thuận).

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: “Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 80% sản lượng tôm của cả nước, đóng góp rất quan trọng trong xuất khẩu. Nhưng nhìn lại, ngành này đang đối mặt nhiều thách thức như chi phí đầu vào cao, sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan, chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, chưa có sự liên kết giữa các hộ nuôi tôm…”

Đơn cử về vấn đề con tôm giống, hạn chế lớn nhất hiện nay là thiếu tôm giống và có chất lượng không ổn định. Đưa ra ví dụ điển hình, TS. Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, giống tôm thẻ chân trắng phải phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu, khi trong nước có nhu cầu lại bị động nếu không mua được từ nhà phân phối. Nhiều cơ sở sản xuất giống không bảo đảm an toàn sinh học, việc kiểm dịch dựa vào cảm quan…

Nhiều ý kiến cho rằng, sản phẩm phục vụ trong nuôi tôm hiện rất bát nháo và được bán ra với giá rẻ mạt khiến những công ty làm ăn chân chính phải... than khóc. Bức xúc trước vấn đề trên, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, phản ánh: “Bây giờ, nơi đâu cũng bán thuốc, con giống và cạnh tranh rất bát nháo. Nhiều nơi nói là bán chế phẩm sinh học nhưng thực tế là lấy kháng sinh trộn vào bột khoai mì. Nếu không chấn chỉnh tình trạng này thì người nuôi tôm sẽ không biết chính mình cho tôm ăn kháng sinh trong thời gian dài”.

Đồng ý với quan điểm trên, TS. Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cũng thông tin thêm rằng không chỉ có chi phí đầu vào tăng mà chất lượng của những sản phẩm thuốc, thức ăn của tôm cũng đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tôm nuôi. Thêm vào đó, một nghịch lý chỉ có ở Việt Nam là tình trạng giá thành sản xuất tôm luôn rất cao nhưng tỷ lệ nuôi thành công thấp đã khiến cho người nuôi gặp khó khăn.

Nuôi tôm theo hướng sạch

Thách thức trong thời gian tới của ngành tôm Việt Nam là đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật do nhà nhập khẩu đặt ra. Doanh nghiệp cung cấp đầu vào như giống, thức ăn và thuốc luôn đóng vai trò quyết định chuỗi giá trị ngành tôm. Nếu có giải pháp đầu vào hữu hiệu để giảm chi phí sản xuất thì ngành tôm có lợi thế cạnh tranh với nước khác.

 

Theo ông Võ Văn Phục, Giám đốc CTCP Thủy sản sạch Việt Nam, những năm gần đây, nhờ nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC mà con tôm nước ta được tiêu thụ rộng trên thế giới, nhất là thị trường EU và Nhật Bản. Chúng ta cần phải kiểm soát chặt việc người nuôi sử dụng thuốc kháng sinh. Cần tạo thói quen cho nông dân sử dụng chế phẩm sinh học nhằm phòng ngừa dịch bệnh, kích thích tôm phát triển và ngăn ngừa, giảm thiểu chất độc trong ao.

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam, nhiều ý kiến được đưa ra là phải có định hướng nuôi tôm theo hướng sạch. Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Phú cho biết, phía công ty đã và đang phối hợp với người dân sản xuất tôm theo tiêu chí 3 sạch: Tôm giống sạch, đáy ao sạch và sử dụng nguồn nước sạch. Năm 2015, cả nước có 200 hộ, chiếm 0,2% hộ nuôi tôm thực hiện mô hình này. Năm 2016, cả nước có 950 hộ, gần 1%. Được sự giúp đỡ của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phấn đấu năm 2017 sẽ có 4%, năm 2018 sẽ có 10% (10.000 hộ) nuôi tôm của cả nước thực hiện.

Để nuôi tôm theo hướng sạch cũng như để giá thành sản xuất tôm giảm, nâng cao chất lượng sản phẩm tôm, bà Phan Thị Thu Oanh, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, kiến nghị quy hoạch khu sản xuất giống tôm tập trung. Về hạ tầng, địa phương sẽ kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, khu này là nơi nghiên cứu, kiểm dịch, xét nghiệm con tôm giống rồi chuyển giao lại cho doanh nghiệp hoặc hộ nuôi, như vậy mới bảo đảm đủ số lượng và tôm giống có chất lượng. Ngoài ra, bà Oanh cũng đề xuất tăng chế tài đối với tôm giống kém chất lượng cũng như đối với các sản phẩm phục vụ trong nuôi tôm.

Thương lái Trung Quốc làm đảo lộn thị trường

Ông Võ Văn Phục cho biết thương lái Trung Quốc sang mua tôm khi thị trường khan hiếm, họ nâng giá lên và không biết thu mua tới khi nào. Điều này đã gây khó khăn cho những công ty thu mua trong nước. Bởi các công ty này cũng phải trả giá cao cho nông dân theo giá thị trường, điều này đã làm tăng giá thành sản phẩm. Và các công ty này cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu khi khó cạnh tranh được sản phẩm tôm của các nước khác.

Bên cạnh đó, thương lái Trung Quốc mua tôm thường không kiểm soát và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, khiến nông dân không quan tâm đến khâu này. Vì vậy, ông Phục đề xuất Nhà nước cần có chế tài đối với các thương lái nói trên do họ thường gây đảo lộn thị trường, ảnh hưởng đến nhà máy và người nuôi.

Theo Mai Trinh/ Người tiêu dùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 332

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 329


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 403865

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73450836