Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hào– Phó Chủ tịch UBND xã Trực Hưng (Trực Ninh, Nam Định) thừa nhận: Có thôn, mỗi khẩu phải đóng tới 5 triệu đồng để làm đường, nhưng đó chỉ là “cục bộ”, chủ yếu ở những thôn, xóm có đường giao thông dài, ít dân. Các thôn khác, tùy từng nơi, nhưng trung bình mỗi khẩu chỉ phải đóng 600.000– 800.000 đồng để làm đường giao thông”. |
Ông Nguyễn Hữu Dương – Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương:Tỉnh không quy định thu phí Không riêng gì xã Lê Hồng (Thanh Miện) mà ở Hải Dương, hầu như tất cả các xã phải thu phí để xây dựng NTM. Tuy nhiên, việc thu phí này đều do các thôn, xã tự họp, bàn bạc với dân để đưa ra mức đóng góp, chứ tỉnh không có quy định nào về thu phí. Chẳng hạn như đóng góp xây nhà văn hóa, đình làng, đường giao thông nông thôn, nội đồng, dồn điền đổi thửa... hoàn toàn do người dân bàn với nhau. Việc thu phí cao xảy ra ở mấy trường hợp sau: Một là, thôn làm công trình như nhà văn hóa, đình làng nhiều tiền. Hai là, do thôn đó có đường giao thông dài, nhưng lại ít dân, nên đóng góp tăng lên. Ba là, do gia đình đông khẩu, nhiều diện tích lúa, nên khi tính theo đầu sào, đầu khẩu, số tiền sẽ đội lên. Ông Lê Hồng Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội):Trung Tú không được hỗ trợ dồn điền đổi thửa Xã Trung Tú không nằm trong diện ưu tiên dồn điền đổi thửa của thành phố trong năm 2013, do đó sẽ không được hưởng hỗ trợ cho công tác dồn điền đổi thửa. Nếu xã và các thôn tự dồn điền đổi thửa thì sẽ phải tự bỏ kinh phí thực hiện. Việc vay lãi để xây dựng nông thôn mới ở thôn Dương Liễu, xã Trung Tú, chúng tôi chưa được báo cáo. Nhưng theo tôi đây là do người dân tự nguyện làm, chứ tôi nghĩ xã, huyện không “ép” họ vay lãi để làm nông thôn mới. Còn về việc đóng góp nhiều khoản phí để xây dựng nông thôn mới, tất cả những khoản này đều đã được bàn bạc, thống nhất giữa các hộ dân, chúng tôi không tham gia việc này. Đối với những hộ nghèo, có bao nhiêu thì đóng bấy nhiêu, chúng tôi không ép. Nam Tùng Sơn (ghi) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn