Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, việc “phá băng” bất động sản để huy động được nguồn vốn tại chỗ cho xây dựng NTM hiện nay đã khó rồi, nhưng thủ tục đấu giá theo Nghị định 17 về đấu giá tài sản cũng đang “mắc”, chi phí tốn kém, do đó, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn khi tìm nguồn cho xây dựng NTM . |
Khó khăn kinh ttác động NTM Xây dựng NTM hiện nay phải dựa vào huy động sức dân là chính. Song do những khó khăn của nền kinh tế hiện nay đã tác động xấu tới các mục tiêu phát triển nông thôn. Cụ thể, tốc độ xoá đói giảm nghèo đang chậm lại; doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế; việc làm và thu nhập của dân cư nông thôn đình trệ; từ đó dẫn tới ngân sách nhà nước còn hạn chế, doanh nghiệp ít tham gia, nên Chương trình xây dựng NTM thiếu vốn, giải ngân chậm. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn) Sớm có cơ chế tạm ứng vốn Trong xây dựng NTM, TP.Hà Nội cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đấu giá đất xen kẹt, quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo tôi, thành phố cũng cần tiếp tục các chính sách tại Quyết định 16 của thành phố đồng thời có cơ chế tạm ứng vốn, cấp vốn trước trong thực hiện các chính sách về hỗ trợ cơ sở chế biến; bảo quản giống nông sản; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm...; Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền theo chính sách khuyến nông để HTX hoặc hộ nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất... Ông Lê Văn Tán- Chủ nhiệm HTX Đa Tốn, Gia Lâm (Hà Nội) Nguyễn Hữu (ghi) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn