18:31 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người tiêu dùng thông minh và người quản lý có trách nhiệm

Thứ ba - 28/08/2018 23:24
“Hãy làm người tiêu dùng thông minh, lựa chọn các hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác đầy đủ, có thương hiệu, tránh mua hàng trôi nổi, rẻ tiền…”

Thông thường, lời khuyên đó hàm ý cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa người tiêu dùng với các cơ quan quản lý, bởi nếu các cơ quan chức năng nỗ lực ngăn chặn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhưng người tiêu dùng vì ham rẻ mà bất chấp các cảnh báo thì vô tình có thể tiếp tay cho kẻ xấu.

Song, thực tế người dân dù có “thông minh” đến đâu cũng khó có đủ công cụ, phương tiện, cách thức để phát hiện hàng kém phẩm chất, không đảm bảo vệ sinh, an toàn.

Nếu chỉ kể các loại thực phẩm không an toàn, có nguy cơ gây ra nhiều loại bệnh cho người tiêu dùng, thì danh sách đã rất dài: bún, giò, chả có chứa hàn the, chất bảo quản; đậu hũ pha với thạch cao; nhiều loại rau có dư lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học và một số loại hóa chất độc hại khác (rau muống nhiễm nhớt thải chẳng hạn); một số loại trái cây ngoại nhập có hàm lượng chất bảo quản độc hại vượt mức cho phép; thịt heo chứa chất tăng trọng, bị tiêm thuốc an thần; thịt gà nhập khẩu giá rẻ thực chất là gà thải, thường có hàm lượng thuốc kháng sinh cao; dầu nấu ăn được tái chế từ dầu thải hoặc pha trộn với mỡ động vật không bảo đảm chất lượng…

Người tiêu dùng thông minh và người quản lý có trách nhiệm ảnh 1Người dân mua nông sản an toàn tại chợ phiên ở Công viên Lê Thị Riêng, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Trong số này, có những thực phẩm tương đối bình dân, được nhiều người sử dụng hàng ngày và người tiêu dùng khó có thể phát hiện ra đó là thực phẩm kém chất lượng, độc hại.

Trong bối cảnh đó, bản thân người tiêu dùng phải luôn cảnh giác và luôn tỉnh táo để tự đánh giá đâu là thực phẩm có nguy cơ độc hại cao mà tránh đi, chứ không thể phát hiện hết các loại thực phẩm kém chất lượng khác.

Trách nhiệm còn lại phải thuộc về các cơ quan quản lý, từ chính quyền cấp cơ sở cho đến các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp thành phố, cấp trung ương.

Chẳng hạn, người dân không thể kiểm tra được một cơ sở nuôi heo có sử dụng chất tăng trọng hay không, cũng không thể nào xác định được gà nhập khẩu có dư lượng thuốc kháng sinh vượt ngưỡng không…

Các cơ quan này phải đề cao trách nhiệm của mình trong việc chăm lo bữa ăn nói riêng và chăm sóc sức khỏe người dân nói chung, bắt đầu từ cơ sở với các cửa hàng kinh doanh, các quán ăn, từ các cửa khẩu với từng lô hàng, từng loại mặt hàng…

Dĩ nhiên, những người kinh doanh thiếu lương tâm sẽ không từ thủ đoạn nào để qua mặt các cơ quan kiểm soát, nhưng nếu những người có chức trách thường xuyên kiểm tra, giám sát, sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật để phát hiện, thì chắc hẳn sẽ kéo giảm được các vụ vi phạm.

Đặc biệt, việc áp dụng các hình thức xử lý nghiêm minh (phạt tiền thật nặng, rút giấy phép kinh doanh, truy cứu trách nhiệm hình sự…) khi phát hiện vi phạm cũng góp phần làm giảm hiện tượng này.

Nhìn rộng ra, khi đã đòi hỏi người tiêu dùng thông minh thì cũng cần đòi hỏi người quản lý có trách nhiệm. Bởi bản thân người tiêu dùng đôi lúc không thể đủ thông minh mà tránh được các nguy cơ cho mình, họ cần được các cơ quan chức năng, các nhà quản lý bảo vệ, hướng dẫn bảo vệ bằng các công cụ chỉ có nhà quản lý mới có.

TRỊNH MINH GIANG (quận Thủ Đức, TPHCM)/sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154862

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71382177