09:04 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nguy cơ mất cân đối trong sản xuất nông nghiệp?

Thứ năm - 07/06/2018 05:26
Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Trà (Phú Yên), với mức giá mía như niên vụ vừa qua, có đến 90% dân trồng mía thua lỗ…

Người trồng mía lỗ nặng

Tại nhiều vùng nguyên liệu mía lớn như Gia Lai, Phú Yên… tình trạng nông dân ồ ạt phá mía trồng sắn sau khi thất thu nặng ở niên vụ 2017 - 2018… Thực tế, giá đường xuống thấp nên niên vụ 2017 - 2018, giá thu mua mía của các nhà máy đường chỉ còn 900.000 đồng/tấn (10 CCS), giảm khoảng 150.000 đồng/tấn so với niên vụ trước. Với mức giá này, nông dân lỗ nặng… do đó nhiều nông dân tính chuyện chuyển đổi cây trồng.

Điệp khúc “trồng chặt” khiến người nông dân nghèo thêm

Việc người trồng mía lỗ nặng cũng được các đại biểu Quốc hội nhắn đến trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có chính sách kịp thời để hỗ trợ người trồng mía.

Thực tế tại Gia Lai cho thấy, trong niên vụ 2017-2018, các nông hộ trồng mía phía Đông tỉnh Gia Lai phải chịu lỗ nặng, thậm chí nhiều hộ rất khó khăn trong việc tiêu thụ hay bán mía cho các nhà máy đường. Bởi cây mía của người dân trồng ra đang vào vụ thu hoạch nhưng một số nhà máy đường đóng trên địa bàn từ chối việc thu mua nguyên liệu.

Các hộ trồng mía tại huyện Phú Thiện (Gia Lai) cho hay, vào ngay chính vụ thế nhưng các nhà mày từ chối không thu xếp lịch nhập mía nguyên liệu. Thông tin nhà máy từ chối nhập mía nguyên liệu như sét đánh ngang tai. Bởi bao nhiêu công sức, tiền của đều tập trung đầu tư trồng mía để chờ ngày thu hoạch. Trong đó, có không ít nông hộ phải vay mượn người thân, vay ngân hàng… Phải đến khi chính quyền địa phương vào cuộc, làm việc với các nhà máy thì người dân mới bán được mía. Song với giá thấp, không đủ bù các chi phí sản xuất… lỗ nặng.

Nguyên nhân các nhà máy không thu xếp lịch nhập mía của nông dân là do trồng tự phát không có hợp đồng sản xuất với các nhà máy trên địa bàn. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Thiện, trong niên vụ vừa qua trên địa bàn có khoảng 1.500ha mía do nông dân trồng tự phát, không có hợp đồng nhận đầu tư và hợp đồng thu mua với nhà máy đường. Do đó, sản lượng này không được nhà máy xếp lịch thu hoạch…

Còn tại Phú Yên, người trồng mía chịu lỗ nặng khi giá mía tiếp tục giảm xuống mức 770.000 đồng/tấn, đẩy người nông dân vào tình cảnh lao đao. Thế nhưng sau khi trừ tạp chất, giảm chữ đường… người nông dân chỉ còn nhận được khoảng 650.000 đồng/tấn. Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Trà (Phú Yên), với mức giá mía như niên vụ vừa qua, có đến 90% dân trồng mía thua lỗ…

Vòng lẩn quẩn…

Trước tình hình thua lỗ nặng trong mía, nhiều nông dân tại các vùng nguyên liệu mía lớn như Gia Lai, Phú Yên, Kon Tum… đang tính chuyện chuyển đổi cây trồng. Có nghĩa phá bỏ cây mía để trồng các loại cây trồng khác. Điệp khúc trồng chặt đã lặp lại đối với cây mía.

Đơn cử, hiện tại một số địa phương đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng nông dân ào ạt phá bỏ mía để chuyển đổi trồng sắn hoặc các loại cây khác. Việc thất thu từ loại cây này người nông dân lại tính chuyện chuyển đổi một loại cây khác với mong muốn có giá hơn, thu nhập cao hơn... đã trở thành câu chuyện bình thường. Song lại gây lãng phí, thậm chí nợ nần không có lối thoát…

Thực tế cho thấy, thời gian qua rất nhiều bài học trong sản xuất nông nghiệp liên tục diễn ra “điệp khúc trồng chặt”. Bài học về câu chuyện phá cà phê, cao su đang trong độ tuổi khai thác để chuyển đổi trồng hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên trong những năm gần đây vẫn còn nguyên giá trị.

Khi giá hồ tiêu lên đỉnh điểm trên 200 ngàn đồng/kg; gấp 7-8 lần giá trị 1kg cà phê. Nhiều nông dân khu vực này không ngần ngại, ào át phá bỏ những loại cây trồng hiện có đến chuyển sang trồng hồ tiêu. Tuy nhiên, giá hồ tiêu không giữ được mức đỉnh và bắt đầu lao dốc.

Hiện nay, giá hồ tiêu dao động khoảng 50-60.000 đồng/kg thì người nông dân rơi vào cảnh lao đao. Thậm chí, nhiều vườn tiêu tại Gia Lai bị người dân bỏ mặc, không thiết tha việc chăm sóc… Số vườn khác thì bị nhiễm bệnh tràn lan… dẫn đến việc phá bỏ để chuyển đổi sang loại cây trồng khác. Nhiều yếu tố đó gây lãng phí nguồn lực đầu tư của nông dân.

Điều đó cho thấy, việc sản xuất của người nông dân trong thời gian qua là tự phát, đầu tư theo phong trào, làm phá vỡ quy hoạch định hướng của địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương còn lỏng lẻo trong công tác quản lý sản xuất nông nghiệp. Chưa kịp thời định hướng, can thiệp hoặc có giải pháp hỗ trợ người nông dân tiếp cận thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra của sản phẩm nông nghiệp… Từ đó, dẫn đến việc khủng hoảng thừa nguyên liệu cục bộ, gây mất giá, khó tiêu thụ là điều khó tránh khỏi.

Theo các chuyên gia, để giải quyết được vòng lẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp, không còn cách nào khác là phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa nông nghiệp. Để làm được vấn đề này, các địa phương đóng vai trò chủ chốt, dựa trên lợi thế, tiềm năng, thổ nhưỡng của địa phương để xây dựng và trồng trọt sản phẩm nông nghiệp hàng hóa.

Cùng đó, nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư, tăng cường đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm gia tăng từ nguyên liệu nông nghiệp; đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Có như thế mới mong xây dựng được một thị trường hàng hóa nông sản phát triển ổn định, góp phần giải quyết cái vòng lẩn quẩn của người nông dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 103


Hôm nayHôm nay : 60650

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1020798

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61342755